Sẽ xây băng chuyền, thang máy cho cầu đi bộ qua sông Sài Gòn

Cầu đi bộ qua sông Sài Gòn (cầu đi bộ số 1 - cầu phía Nam) có thể sử dụng kết hợp băng chuyền, ram dốc, thang máy... phù hợp với người già, khuyết tật, phụ nữ có thai.
Sẽ xây băng chuyền, thang máy cho cầu đi bộ qua sông Sài Gòn

UBND TP. HCM vừa duyệt nhiệm vụ thiết kế tổ chức tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc cầu đi bộ qua sông Sài Gòn.

Cầu đi bộ qua sông Sài Gòn (cầu đi bộ số 1 - cầu phía Nam) nối khu vực trung tâm quận 1 với Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2. Vị trí cầu nằm ở giữa cầu Thủ Thiêm 2 và hầm vượt sông Sài Gòn; phía quận 1, chân cầu nằm trong khu vực công viên cảng Bạch Đằng và gần nhất với phố đi bộ Nguyễn Huệ; phía quận 2, chân cầu nằm tại Công viên bờ sông và ngoài ranh khu A, phía Nam Quảng trường trung tâm tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Cầu chủ yếu dành cho người đi bộ nhưng có phân làn cho xe đạp. Có thể sử dụng kết hợp băng chuyền, ram dốc, thang máy... phù hợp với người già, người khuyết tật, phụ nữ có thai.

UBND TP. HCM yêu cầu phương án kiến trúc cho cầu được thiết kế theo quy hoạch của đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 (quy hoạch phân khu) Khu trung tâm hiện hữu TP. HCM (930ha), đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị mới Thủ Thiêm và đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 Quảng trường trung tâm và Công viên bờ sông tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2; đảm bảo hài hòa với không gian kiến trúc cảnh quan khu vực.

Bên cạnh đó, công trình cũng cần có phương án tiếp cận giao thông lâu dài khi đường Tôn Đức Thắng và Công viên Bạch Đằng được xây dựng hoàn chỉnh (làm đường ngầm cho xe lưu thông dưới đường Tôn Đức Thắng). Ngoài ra, tại hai điểm đầu cầu phải có khu vực đậu xe và các công trình hỗ trợ phục vụ (nhà vệ sinh, quầy nước...) khách. 

Ngoài ra, UBND TP. HCM cũng yêu cầu công trình cần có hình dáng dễ nhớ, mỹ thuật cao và là một tác phẩm nghệ thuật trên không gian mặt nước; áp dụng các công nghệ mới, tiến bộ, hướng tới nâng cao khả năng hội nhập quốc tế về tư duy, công nghệ; nghiên cứu khu vực đậu xe và các công trình hỗ trợ phục vụ (nhà vệ sinh, quầy nước…) cho khách tại hai điểm đầu cầu. Thiết kế cầu cũng cần đảm bảo phục vụ cho các xe cứu nạn di chuyển trên cầu…

Dự kiến, cuối năm 2020 hoặc đầu năm 2021, sẽ có cây cầu đi bộ đầu tiên.

Trước đó, Công ty tư vấn Deso (Pháp) - đoạt giải nhất thiết kế Quảng trường trung tâm khu đô thị mới Thủ Thiêm và công viên bờ sông - đề xuất xây 2 cầu vượt bộ hành băng qua sông Sài Gòn theo hình dáng 2 cánh tay dang ra (đón người dân). Kế hoạch này được thành phố thống nhất. Vì vậy, công trình vừa được thành phố duyệt nhiệm vụ thiết kế được gọi là cầu đi bộ số 1 - cầu phía Nam để phân biệt với cầu đi bộ còn lại.

 >>Cuối năm 2020 hoặc đầu năm 2021, TP. HCM sẽ có cây cầu đi bộ đầu tiên

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...