SeABank đạt lợi nhuận hơn 1.306 tỷ đồng trong quý 1/2022

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã: SSB) ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất quý 1/2022 đạt 1.306,4 tỷ đồng, tăng trưởng 87,1% so với cùng kỳ năm 2021.
SeABank đạt lợi nhuận hơn 1.306 tỷ đồng trong quý 1/2022

SeABank vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất Quý 1/2022 với nhiều chỉ tiêu tăng trưởng khả quan. Cụ thể, tính đến hết 31/3/2022, tổng tài sản của SeABank đạt 231.222 tỷ đồng, tăng 19.558 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2021.

Nhờ liên tục cải tiến và đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ, trong quý 1/2022 SeABank tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 1.306,4 tỷ đồng, tăng 87,1%; Tổng thu thuần đạt hơn 2.322 tỷ đồng, tăng 61,28%; Thu thuần từ dịch vụ đạt 274,21 tỷ đồng, tăng 122,65%. Đồng thời, thu thuần ngoài lãi (NOII) của SeABankcũng ghi nhận con số tăng trưởng ấn tượng 126,47%, đạt 757,8 tỷ đồng. Đặc biệt, tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) tiếp tục giảm mạnh xuống mức 28,32%, đảm bảo đúng theo định hướng kinh doanh của Ngân hàng.

Tỷ lệ nợ xấu (NPL) duy trì ổn định ở mức 1,64%. Trong quý 1/2022, SeABank đã thực hiện chào bán thành công 181.311.631 cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, hoàn thành tăng vốn điều lệ lên 16.598 tỷ đồng.

Tháng 1/2022 SeABank đã chính thức chuyển Hội sở về tòa nhà văn phòng hạng S - BRG Tower (198 Trần Quang Khải, phường Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội) có vị trí đắc địa tại trung tâm Thủ đô, được trang bị cơ sở vật chất sang trọng hiện đại, đồng thời cũng là khu vực có nhiều tòa nhà văn phòng cao cấp và trụ sở của nhiều ngân hàng lớn tại Việt Nam, nâng tầm thương hiệu và khẳng định vị thế của SeABank.

Tại Hội sở mới, SeABank cũng triển khai dịch vụ cho thuê két an toàn dành cho Khách hàng Ưu tiên (KHƯT) với hàng nghìn két an toàn của hãng Gunnebo được nhập khẩu từ Đức, có độ an toàn tuyệt đối với 4 lớp khóa bảo vệ thông minh và mức chi phí cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 

Bên cạnh đó, SeABank và Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (VWEC) đã ký kết thỏa thuận hợp tác về việc phối hợp triển khai “Chương trình hỗ trợ tiếp cận tài chính cho doanh nghiệp do nữ làm chủ” để triển khai các hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực, khả năng tiếp cận tài chính cho doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, phụ nữ khởi nghiệp tại Việt Nam. Đây là cơ hội để SeABank mở rộng tiếp cận các khách hàng doanh nghiệp do nữ làm chủ, giúp gia tăng danh mục khách hàng này và sử dụng tối ưu gói tài trợ 220 triệu USD của Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC) và các tổ chức tài chính quốc tế dành cho các doanh nghiệp do nữ làm chủ.

Với sự phát triển vượt bậc cũng như những đóng góp cho cộng đồng trong thời gian qua, trong Quý I/2022 SeABank đã vinh dự được trao tặng nhiều giải thưởng danh giá như: Top 50 Công ty đổi mới sáng tạo nhất 2022 (The CEO Views – Hoa Kỳ), Ngân hàng có sản phẩm dịch vụ sáng tạo tiêu biểu 2021 và Ngân hàng vì Cộng đồng Tiêu biểu (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam), Sao vàng đất Việt 2021 (Hội doanh nhân Trẻ Việt Nam), Top 50 Doanh nghiệp xuất sắc nhất (Vietnam Report), Thương hiệu xanh trong cách mạng công nghiệp 4.0 (VCCI).

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...