Theo đó, hai công ty con của Shinhan gồm: Ngân hàng Shinhan (Shinhan Bank) và Thẻ Shinhan (Shinhan Card), sẽ nhận lần lượt 7,44% và 2,56% cổ phần tại Tiki.
Giới thạo tin nói với DealstreetAsia rằng, khoảng tháng 1/2022, Tập đoàn tài chính Shinhan và Tiki đã bắt đầu thảo luận về một thương vụ gây quỹ. Tập đoàn này được cho là đã bỏ ra khoảng 90 triệu USD để đầu tư vào một công ty thương mại điện tử.
Trước đó, Shinhan cũng được cho là đã bỏ ra khoảng 40 triệu USD để đầu tư vào Tiki liên quan đến việc sở hữu một lượng cổ phiếu thứ cấp.
Với hơn 20 triệu khách hàng của Tiki, Shinhan Financial kỳ vọng sẽ tạo nên một lượng dữ liệu khổng lồ để phục vụ cho nhiều mục đích kinh doanh khác nhau như đa dạng hoá trải nghiệm và quan hệ khách hàng, nâng cáo đánh giá năng lực tài chính tín dụng của khách hàng thông qua các dữ liệu thay thế cùng các giải pháp để đáp ứng trải nghiệm trên môi trường kỹ thuật số.
Financial bao gồm Shinhan Bank, Shinhan Card, Shinhan Financial Investment, Shinhan Life và Shinhan DS. Các dịch vụ này đều đã được triển khai tại thị trường Việt Nam. Ứng dụng ngân hàng Shinhan được ra mắt vào năm 2018 và ghi nhận 648.799 người dùng vào cuối năm 2021.
Tiki cũng vừa kết thúc vòng gọi vốn series E trị giá 258 triệu USD vào tháng 11/2021 với nhà đầu tư lớn nhất là AIA. Tập đoàn bảo hiểm này đã đầu tư 60 triệu USD vào thị trường trực tuyến và đảm bảo trở thành nhà cung cấp bảo hiểm độc quyền đồng thời là đối tác chiến lược của Tiki để cung cấp các gói bảo hiểm nhân thọ và chăm sóc sức khoẻ cho khách hàng trên nền tảng mua sắm thương mại trực tuyến của Tiki.
Các nhà đầu tư khác tham gia vào vòng gọi vốn này là UBS AG, quản lý đầu tư người Hàn Quốc Mirra Asset, Tawain Mobile, AppWorks và cổ đông chiến lược STIC Investment.
Vòng gọi vốn này đã đưa Tiki đến gần hơn với vị trí của một doanh nghiệp "kỳ lân". Theo tính toán cảu DealStreet Asia, Tiki đã kêu gọi được khoảng 450 triệu USD và đang cân nhắc đến việc niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán nước ngoài.