SIêu bão Mangkhut có khả năng thổi bay 120 tỷ USD

Sau khi quét qua Philippines vào sáng 15/9, siêu bão nhiệt đới Mangkhut tiếp tục đe dọa khu vực ven biển của tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc và cả Đặc khu Hành chính Hồng Kông, đe dọa thổi bay 120 tỷ USD.
SIêu bão Mangkhut có khả năng thổi bay 120 tỷ USD

Tính đến thời điểm hiện tại, Mangkhut là trận bão mạnh nhất trên thế giới trong năm 2018. Sau khi quét qua miền bắc Philippines với sức gió 269 km/h, bão Mangkhut tiếp tục hướng thẳng vào đất liền Trung Quốc. Đây là cơn bão mạnh cấp 5, cấp độ cao nhất trong thang báo bão 5 cấp độ đang được sử dụng. Hải quân và Trung tâm Cảnh báo Bão phức hợp của Không quân Mỹ đều đưa ra những cảnh báo nghiêm trọng với Mangkhut.

Sau khi quét qua Philippines, bão sẽ tiến vào Biển Đông và dự kiến đổ bộ vào Quảng Đông, Trung Quốc vào ngày 16/9.

Theo các chuyên gia, bão Mangkhut có thể gây ra thiệt hại 120 tỷ USD, trong đó riêng Trung Quốc là 100 tỷ. Chỉ tính riêng Đặc khu Hành chính Hồng Kông, siêu bão cũng có thể gây ra thiệt hại lên tới 26 tỷ USD. Trong trường hợp tệ nhất, trận bão này cũng có thể gây thiệt hại cho Philippines với hơn 20 tỷ USD, tương đương 6,6% GDP của quốc gia này.

Chuck Watson, chuyên gia phân tích thảm họa của phòng nghiên cứu Enki Research ở Savannah, Georgia, Mỹ, nhấn mạnh: "Đây là một tình huống tồi tệ. Bất cứ cơn bão lớn nào đổ bộ vào Hồng Kông đều đe dọa gây ra những thiệt hại nghiêm trọng. Nếu bổ bộ trực tiếp, nó có thể gây tác động kinh tế lên tới 135 tỷ USD và 230 tỷ USD trên toàn Trung Quốc".

Tuy nhiên, bão Mangkhut đã suy yếu khi quét quan Philippines.

Dẫu vậy, Hồng Kông cũng bắt đầu cảm nhận được những tác động của bão vào cuối ngày 15/9. Nhà chức trách khuyên người dân bảo vệ tài sản và neo đậu tàu thuyền nhằm tránh gió lớn. Khi bão đổ bộ, sức gió ở các khu vực ven biển có thể lên tới 212 km/h, tương đương cấp độ 4 trong thang báo bão Saffir-Simpson.

Hiện tại, chưa thể xác định bão Mangkhut sẽ mạnh lên hay yếu đi khi đổ bộ vào Trung Quốc. Tuy nhiên, khi quét qua Philippines, cơn bão đã mất đi một phần không nhỏ sức tàn phá, vốn khó có thể phục hồi được khi đi qua Biển Đông trong vẻn vẹn 1 ngày.

Mangkhut, có nghĩa là Măng Cụt, đổ bộ vào khu vực tỉnh Cagayan của Philippines vào lúc 1h40 ngày 15/9. Toàn bộ khu vực đảo chính Luzon đều bị ảnh hưởng của bão, bao gồm cả thủ đô Manila. Hàng loạt cảnh báo bão đã được nhà chức trách đưa ra nhằm giảm tới mức tối thiểu thiệt hại về người khi siêu bão mạnh nhất năm 2018 đổ bộ. Hiện tại, trận bão đã gây ảnh hưởng tới 48,6 triệu người trong khu vực.

Philippines là quốc gia thường xuyên hứng chịu những trận bão nhiệt đới khủng khiếp, với khoảng 20 cơn bão đổ bộ mỗi năm. Năm 2013, siêu bão Hải Yến quét qua quốc đảo này với sức gió 315 km/h đã làm hơn 6.300 người thiệt mạng và hàng triệu người mất nhà cửa.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…