Sông Đà 1.01: Giám đốc điều hành Lê Hà Phương đã mua gần 1 triệu cổ phiếu SJC

Công ty Cổ phần Sông Đà 1.01 (mã chứng khoán: SJC) vừa thông báo về việc ông Lê Hà Phương, Giám đốc điều hành đã mua thêm một lượng lớn cổ phiếu SJC…
cổ phiếu SJC

Cụ thể, theo thông báo gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) của ông Lê Hà Phương, vị giám đốc điều hành này đã mua thành công 901.520 cổ phiếu SJC vào ngày 16/6/2023, tăng tỷ lệ sở hữu từ 1,52% lên 14,51% tại Công ty Cổ phần Sông Đà 1.01 (tương đương 1 triệu cổ phiếu).

Trước đó, vào cuối tháng 5/2023, ông Lê Hà Phương đã đăng ký mua 1,6 triệu cổ phiếu SJC theo hình thức thỏa thuận và khớp lệnh, thời gian dự kiến từ 26/5-23/6. Như vậy, với giao dịch ngày 16/6, ông Phương mới chỉ mua được hơn 56% lượng cổ phiếu đã đăng ký.

Động thái của ông Phương diễn ra sau khi vị này vừa được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành tại SJC từ ngày 3/5. Nếu mua vào đủ lượng cổ phiếu đã đăng ký, tỷ lệ sở hữu của ông Phương tại Sông Đà 1.01 có thể lên tới 24,6%.

Bên cạnh lượng cổ phiếu nắm giữ trực tiếp như hiện nay, vợ ông Phương là bà Đỗ Thị Thanh Thủy cũng đang nắm giữ 70.800 cổ phiếu SJC, tương đương 1,02%. Theo đó, tỷ lệ sở hữu cả gián tiếp và trực tiếp của ông Phương tại doanh nghiệp bất động sản nổi tiếng này là 15,53%.

Đáng chú ý, trong khi ông Lê Hà Phương trở thành cổ đông lớn thì  ông Phạm Khánh Phương (ca sĩ Khánh Phương) lại nhận quyết định xử phạt của SSC với số tiền 150 triệu đồng do không đăng ký chào bán công khai theo quy định.

Theo quyết định của SSC, ca sĩ Khánh Phương phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định: buộc từ bỏ quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền trên số cổ phiếu có được từ hành vi vi phạm; buộc bán cổ phiếu để giảm tỷ lệ nắm giữ xuống dưới mức chào bán mua công khai trong thời hạn tối đa 6 tháng kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành.

Cũng theo văn bản của Uỷ ban Chứng khoán, ca sĩ Khánh Phương còn vi phạm quy định về giao dịch của cổ đông lớn.

Cụ thể, ngày 21/10/2022, ca sĩ Khánh Phương đã mua 201.500 cổ phiếu và bán 3.500 cổ phiếu SJC nhưng không báo cáo khi có sự thay đổi tỷ lệ sở hữu. Tiếp đó, ngày 28/10/2022, mua thêm 2,7 triệu cổ phiếu nhưng đến ngày 4/11/2022 Sở mới nhận được báo cáo về thay đổi sở hữu cổ phiếu SJC của ca sĩ.

Ngày 11/11/2022, ca sĩ Khánh Phương mua 66.400 cổ phiếu nhưng đến ngày 28/11/2022 Sở mới nhận được báo cáo. Ngày 25/11, ca sĩ đã bán 1,6 triệu cổ phiếu giảm tỷ lệ xuống còn 28,53% nhưng đến ngày 5/12/2022 mới có báo cáo tới Sở.

Ngày 2/12/2022, nhóm người có liên quan đến ca sĩ tiếp tục bán 16.000 cổ phiếu nhưng không có báo cáo. Ngày 9/12/2022, nhóm người này lại mua vào 50.000 cổ phiếu và bán ra 20.500 cổ phiếu. Ngày 30/12/2022, mua 27.000 cổ phiếu và bán 11.500 cổ phiếu tỷ lệ sở hữu của ca sĩ Khánh Phương tăng lên 26,04%.

Xét thấy ca sĩ Khánh Phương vi phạm nhiều lần, tổng số tiền ca sĩ bị phạt là 245 triệu đồng.

cổ phiếu SJC
 Diễn biến cổ phiếu SJC trong thời gian qua

Trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch ngày 19/6, thị giá cổ phiếu SJC ghi nhận ở mức 13.700 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hóa trên thị trường vào khoảng 95 tỷ đồng.

Về tình hình kinh doanh của Sông Đà 1.01, theo báo cáo tài chính tự lập mới nhất, doanh thu thuần trong quý 4/2022 của doanh nghiệp này đạt 1,7 tỷ đồng, trong khi đó quý 4/2021 là 1,6 tỷ đồng. Doanh thu bèo bọt lại gánh phần trả lãi vay lên đến 4,4 tỷ đồng khiến cho SJC lỗ hơn 5 tỷ đồng.

Đáng chú ý, trong bức tranh tài chính, Sông Đà 1.01 đang sử dụng đòn bẩy tài chính lớn và điều này khiến cho doanh nghiệp đứng trước nhiều rủi ro.

Theo đó, nguồn vốn của  công ty chủ yếu dựa vào vay nợ là chính với 1.548 tỷ đồng (nợ ngắn hạn là 849 tỷ đồng và nợ dài hạn là 699 tỷ đồng). Trong khi đó, vốn chủ sở hữu chỉ  94 tỷ đồng và giảm 5 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Với nguồn vốn chủ yếu là từ nợ đã khiến cho hệ số nợ phải/ vốn chủ sở hữu tạo ra một khoảng cách lớn lên đến 16 lần.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...