Sử dụng 2.500 tỷ đồng quỹ dự trữ để giải quyết sạt lở đất ở ĐBSCL

Thủ tướng sắp tới sẽ trình ủy ban thường vụ sử dụng 1.500 tỷ đồng trong quỹ dự trữ để giải quyết tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển tại ĐBSCL, thông tin trên vừa được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim

Bộ trưởng Trần Hồng Hà lần thứ hai trả lời chất vấn trước Quốc hội - Ảnh: Quốc hội

Đăng đàn trả lời chất vấn tại nghị trường Quốc hội sáng 5/6, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà đã nhận được nhiều câu hỏi xung quanh các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu tại các vùng, địa phương, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long.

Sẽ có 2.500 tỷ đồng để giải quyết trước mắt sạt lở

Trong buổi chất vấn chiều qua, đại biểu từ tỉnh Long An Lê Công Đỉnh cho biết rất nhiều cử tri bất an và lo lắng về tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển thời gian qua diễn biến rất phức tạp, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Bà Nguyễn Thị Kim Bé, đại biểu quốc hội tỉnh Kiên Giang sáng nay tiếp tục khẳng định vấn đề sạt lở đất ở đồng bằng sông Cửu Long "không chờ mình nữa".

Theo vị tư lệnh ngành tài nguyên môi trường, việc chống sạt lở đất, quy hoạch bố trí dân cư cho người dân cần chủ động làm mà không thể chờ kế hoạch. Các lãnh đạo Chính phủ đã chỉ đạo trực tiếp. Thủ tướng cũng cho biết nếu cần nguồn vốn có thể xem xét sử dụng các nguồn vốn bổ sung cho người dân.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng cho biết dù vẫn còn rất chậm so với biến động ở khu vực nhưng nỗ lực đáng được ghi nhận của Bộ TNMT khi đã có dự án đang triển khai, thể chế đang gấp rút hoàn thiện.

Bộ này đã tập trung triển khai xem xét dự án của WB, tập trung cho quy hoạch để từ đó có định hướng ưu tiên đầu tư. Kế hoạch hành động cụ thể hóa đã được Bộ ngành địa phương xem xét giải quyết. Ngoài ra, quỹ cho đồng bằng sông Cửu Long để thu hút nguồn lực đã được thành lập. Bộ ngoại giao, Bộ KHĐT, Bộ Tài nguyên Môi trường đã tích cực kêu gọi các nước tham gia và một liên minh các nước quan tâm hỗ trợ.

Tại hội trường, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng lần đầu tiên hé lộ Chính phủ đang có những bước đi hành động. "Thủ tướng đã quyết định xuất 1.500 tỷ đồng dự phòng chống sạt lở khu vực này. Chính phủ sẽ trình ủy ban thường vụ sử dụng 1.000 tỷ đồng trong quỹ dự phòng đầu tư công trung hạn. Như vậy sẽ có 2.500 tỷ đồng để giải quyết trước mắt việc sạt lở đất tại ĐBSCL".

Bộ trường Trần Hồng Hà khẳng định sẽ quản lý khai thác cát

Đại biểu Quốc hội cũng nhắc lại một trong các nguyên nhân gây sạt lở là việc khai thác cát trái phép. Theo ông, quản lý chặt khai thác cát là những điều trong tầm tay và dễ dàng hơn việc đàm phán với các quốc gia khác. Tuy nhiên, quan điểm của Bộ trường không phải là dừng hoàn toàn lệnh khai thác này.

"Nhu cầu nạo vét lòng sông phục vụ là có thật. Các mỏ cát không khai thác thì cũng ảnh hưởng. Tuy nhiên, hiện Chính phủ đang xây dựng quy định để quản lý khai thác cát có quy hoạch và phù hợp".

Bộ trưởng cũng cho rằng cần có cơ chế để hấp dẫn khối tư nhân để lấn biển như giao tài nguyên lấn biển cho họ sử dụng. Tại dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 3, Bộ trưởng đồng tình với việc thay nhận chìm bằng lấn biển để tạo ra diện tích có ý nghĩa sử dụng cho kinh tế.

Có thể bạn quan tâm