Tác động của đợt giảm lãi suất điều hành không lớn

Theo các chuyên gia, ở góc độ thực tế, tác động của việc giảm các loại lãi suất trên tại Việt Nam sẽ không quá lớn như ở các nước phát triển như Mỹ hay châu Âu.
Tác động của đợt giảm lãi suất điều hành không lớn

Hôm nay (16/9), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chính thức giảm lãi suất tái cấp vốn từ 6,25%/năm xuống 6,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 4,25%/năm xuống 4,0%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng từ 7,25%/năm xuống 7,0%/năm; lãi suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở từ 4,75%/năm xuống 4,5%/năm.

Theo lý giải của NHNN, gần đây, tình hình kinh tế thế giới diễn biến kém thuận lợi, một loạt ngân hàng trung ương các nước như Mỹ, châu Âu đều giảm lãi suất điều hành. Trong khi, kinh tế vĩ mô của Việt Nam ổn định, lạm phát được kiểm soát, thị trường tiền tệ, ngoại hối ổn định, do vậy, đây được cho là cơ sở để cơ quan này điều chỉnh giảm một loạt lãi suất chủ chốt trong điều hành.

Tuy nhiên, theo một bản phân tích của CTCK BSC, tác động của việc giảm các loại lãi suất trên tại Việt Nam sẽ không quá lớn như ở các nước phát triển như Mỹ hay châu Âu... Quyết định cắt lãi suất của NHNN chỉ mang tính chất định hướng và tâm lý là chủ yếu.

Bởi việc điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam là đặt mục tiêu trực tiếp về khối lượng cung tiền thông qua các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán (M2) chứ không như FED hay ECB là điều tiết cung tiền thông qua mục tiêu trung gian là lãi suất. 

Thêm vào đó, các loại lãi suất như tái chiết khấu, tái cấp vốn không phải là nghiệp vụ được sử dụng thường xuyên, chỉ diễn ra khi một số ngân hàng gặp khó khăn lớn về thanh khoản, buộc phải vay vốn từ Ngân hàng Nhà nước khi không vay được thông qua kênh liên ngân hàng. Ngay cả đợt cắt giảm lãi suất tín phiếu hồi tháng 7 mới đây cũng có tác động rất hạn chế đến mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường.

Đồng quan điểm, lãnh đạo một ngân hàng cũng cho rằng, nhiều năm gần đây, thông điệp điều hành của nhà điều hành rất rõ ràng, gồm điều hành chính sách tiền tệ thận trọng và linh hoạt, bám sát mục tiêu xuyên suốt của Chính phủ là duy trì ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Vì vậy, quyết định giảm lãi suất điều hành không khác gì so với định hướng của NHNN từ nhiều năm nay.

Điều này đồng nghĩa với việc ngầm khẳng định tác động của đợt giảm lãi suất điều hành lần này không tác động gì nhiều tới nới lỏng định lượng, điều mà không ít người ban đầu tưởng thật.

Nêu quan điểm riêng, TS.Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng, việc cắt giảm lãi suất điều hành khá thấp so với mặt bằng lãi suất cho vay hiện nay. Do đó, ảnh hưởng của động thái cắt giảm lãi suất điều hành tới mặt bằng lãi suất huy động và lãi suất cho vay sẽ là không nhiều.NHNN vẫn giữ quan điểm thận trọng.

Thực tế, khi một hệ thống tổ chức tín dụng tới gần 100 đơn vị, lồi lõm về quy mô, tiềm lực, năng lực tài chính, thật khó để điều hành theo một mục tiêu chung. Gần đây, hàng loạt ngân hàng bắt đầu đẩy lãi suất huy động lên mức rất cao, thậm chí tới mức 8,2%/năm (kỳ hạn trên 6 tháng).

>> Ngân hàng Nhà nước "cứu" cổ phiếu ngân hàng

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...