Tái cơ cấu ngân hàng: Kỳ vọng những ông chủ “sạch”

Công cuộc tái cơ cấu ngân hàng giai đoạn II cần nguồn vốn thực cực lớn để xử lý dứt điểm những ngân hàng yếu kém còn lại. Đã có nhiều ông chủ tập đoàn tư nhân ngấp nghé lao vào, song cuộc chơi không đ
Tái cơ cấu ngân hàng: Kỳ vọng những ông chủ “sạch”

Sự quan tâm của những nhà đầu tư “họ” bất động sản

Tuần qua, Tập đoàn Novaland đã chính thức thông báo rút kế hoạch xin tham gia Đề án Tái cơ cấu Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Trước đó, tập đoàn này đã đưa ra một đề án hết sức chi tiết, bao gồm cả đội ngũ nhân sự đến từ các tập đoàn tài chính danh tiếng trên thế giới.

Giải thích việc rút lui khỏi Sacombank, Novaland cũng cho thấy sự thành tâm của mình. Ông Đặng Thành Nhơn, Chủ tịch Novaland khuyến nghị, Sacombank đang rất cần người “lái tàu” tâm huyết gắn liền với nguồn vốn thật, cần nhóm quản lý chuyên nghiệp trong và ngoài nước thông hiểu việc tái cấu trúc ngân hàng tầm cỡ quốc tế và có thể hài hòa các mối quan hệ, chứ không phải là một cuộc cạnh tranh giành lợi ích ngắn hạn.

"Sự rút lui của Novaland - nhà đầu tư giàu tiềm lực tài chính, đại gia bất động sản tỷ USD mới nổi - khiến nhiều người tiếc nuối cho Sacombank. Nhiều thông tin cho hay, tuy rút khỏi Sacombank, song Novaland vẫn đang toan tính tham gia tái cơ cấu một ngân hàng khác.

Không chỉ Sacombank, hiện nay, rất nhiều ngân hàng yếu đang cần có thêm những nhà đầu tư lớn rót thêm vốn để tái cơ cấu, bao gồm cả 3 ngân hàng 0 đồng. Nếu như giai đoạn trước, việc tăng vốn đối với ngân hàng chỉ bằng vài chiêu mua bán cổ phiếu lòng vòng, thì nay, việc tăng vốn trở nên khó khăn hơn nhiều, khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đòi hỏi các ông chủ mới phải có nguồn “tiền tươi, thóc thật”, với nguồn gốc minh bạch. Các nhà đầu tư như vậy, rõ ràng, không có nhiều trên thị trường hiện nay.

Quay lại trường hợp Novaland, có thể thấy, dù giá trị vốn hóa của tập đoàn này lên tới vài tỷ USD, song việc lớn nhanh như thổi của tập đoàn này trong vài năm gần đây cũng khiến không ít người nghi hoặc. Cho dù có nguồn tiền mặt khá dồi dào, song số lượng dự án lớn đang triển khai quá lớn, cộng với số tiền nợ ngân hàng không nhỏ, khiến thực lực của nhà đầu tư này đến nay vẫn là dấu hỏi. Chưa kể, sự tham gia của cổ đông “họ” bất động sản vào tái cơ cấu ngân hàng đến nay vẫn gây nhiều lo lắng.

Trong quá khứ, nhiều cổ đông lớn sở hữu ngân hàng là nhà đầu tư bất động sản và đây cũng chính là mầm họa của ngân hàng. Ngân hàng TMCP Xây Dựng (CB) là một điển hình.

Theo nhiều chuyên gia ngân hàng, vốn của các tập đoàn doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đa phần dựa vào ngân hàng và số liệu thiếu minh bạch. Rất khó biết chính xác các ông chủ tư nhân có bao nhiêu tiền gửi ở ngân hàng và thực sự nợ ngân hàng bao nhiêu. Chính vì vậy, việc lựa chọn kỹ các nhà đầu tư tham gia tái cơ cấu ngân hàng giai đoạn II là rất quan trọng, tránh hiểm họa như trường hợp của CB.

Giám sát cổ đông và công ty sân sau

Ngân hàng Nhà nước nhận định, hiện nay, tình trạng sở hữu, sở hữu chéo, nhóm cổ đông chi phối đã từng bước được kiểm soát, nhưng trong thực tế vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro do tình trạng chi phối, thao túng hoạt động ngân hàng chưa được xử lý triệt để. Các vi phạm về giới hạn sở hữu cổ phần, sở hữu chéo mặc dù đã dần được xử lý, nhưng một số tổ chức tín dụng vẫn đang có sở hữu cổ phần lẫn nhau hoặc sở hữu qua lại với doanh nghiệp.

Thực tế cho thấy, những cổ đông tham gia tái cơ cấu ngân hàng nếu không có mục đích biến sân sau thành cổng đầu tư tài chính riêng cho công ty mình thì cơ hội thành công mới cao.

Nhìn vào TPBank có thể thấy, sự thành công ấn tượng sau tái cơ cấu của ngân hàng này không chỉ nhờ có dòng vốn thực, mà còn nhờ cơ cấu cổ đông lành mạnh.

Chính ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch HĐQT TPBank, kiêm Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Doji khẳng định: “Chúng tôi không kỳ vọng TPBank là cổng tài chính của Doji. Chúng ta đã thấy bức tranh u ám của đầu tư chéo hiện nay và chúng tôi tuân thủ nguyên tắc tránh hiệu ứng rủi ro kép”.

Ngược lại với TPBank, một số ngân hàng có cổ đông là chủ đầu tư bất động sản tham gia tái cơ cấu, nếu không bị mua lại 0 đồng như CB thì cũng đang chật vật tái cơ cấu.

HIện tại, Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng Dự thảo Luật Cơ cấu lại tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu. Theo đó, các cá nhân mua cổ phần ngân hàng phải chứng minh được nguồn thu nhập hợp pháp, hợp lệ. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng đưa ra những quy định cụ thể nhằm ngăn ngừa việc thao túng, sử dụng tài sản của ngân hàng cho một nhóm công ty liên quan.

Theo Hà Tâm/ Báo Đầu tư

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...