Tài trợ chuỗi giúp DNNVV tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Để phát triển, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) của Việt Nam cần tham gia sâu và rộng hơn nữa vào chuỗi cung ứng toàn cầu và một trong những cơ chế tiếp cận nguồn để quá trình hội nhập đó thành côn
Tài trợ chuỗi giúp DNNVV tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Để phát triển, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) của Việt Nam cần tham gia sâu và rộng hơn nữa vào chuỗi cung ứng toàn cầu và một trong những cơ chế tiếp cận nguồn để quá trình hội nhập đó thành công là hình thức tài trợ chuỗi.Đó chính là nhận định của đa số các chuyên gia kinh tế, các nhà quản trị ngân hàng và hơn 200 DN tham dự Hội thảo quốc tế “Tài trợ chuỗi tại Việt Nam” do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, tổ chức ngày 27/10 tại TPHCM.Toàn cầu hóa, với hệ quả là sự phân công sản xuất giữa các DN và các quốc gia, đã mở ra cơ hội kinh doanh mới cho các DN ở các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam, đặc biệt là các DNNVV, đối tượng chiếm tỉ lệ lớn của nền kinh tế, có tính sáng tạo và linh hoạt trong sản xuất, kinh doanh. Các DNNVV sẽ có thể tham gia nhiều hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu để tối đa hóa tiềm năng và thu nhập của họ nếu như họ được hỗ trợ bởi các dịch vụ tài chính phù hợp.Tuy nhiên, theo khảo sát của IFC, hiện nay chỉ có khoảng 21% DNNVV của Việt Nam liên kết được với chuỗi cung ứng toàn cầu, trong khi tỉ lệ này ở Thái Lan là 30% và Malaysia là 46%.

Tài trợ chuỗi giúp DNNVV tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu ảnh 1

Vì vậy, việc tổ chức và số hóa quy trình chuỗi cung ứng hiện đại liên kết giữa 3 bên (bên nhập khẩu, nhà xuất khẩu và các định chế tài chính) sẽ giúp các nhà sản xuất và xuất khẩu trong nước tận dụng tối đa các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên, tăng khả năng tiếp cận vốn, đồng thời gia tăng sự tham gia có lợi vào chuỗi cung ứng toàn cầu để mở rộng sang các thị trường mới, phát triển DN và đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển kinh tế của đất nước.Ông Kyle Kelhofer, Giám đốc Quốc gia phụ trách Việt Nam, Campuchia và Lào của IFC cho rằng, tài trợ chuỗi cung ứng sẽ giúp khắc phục vấn đề thiếu hụt vốn ở Việt Nam nói chung và các DNNVV nói riêng bởi nó cho phép các DN xuất khẩu cải thiện tình trạng vốn lưu động bằng việc chuyển hóa các khoản phải thu và hàng tồn kho thành tiền mặt một cách nhanh chóng và tiếp cận vốn với chi phí thấp dựa trên mức tín nhiệm tín dụng cao của bên nhập khẩu.Bên cạnh đó, sản phẩm tài trợ này cũng sẽ tạo điều kiện cho các DN xuất khẩu ở các thị trường mới nổi có thể thực hiện tài trợ cho các giao dịch thanh toán với lãi suất cạnh tranh. Điều này sẽ khiến cho các DNNVV trở nên hấp dẫn hơn đối với bên nhập khẩu là các công ty toàn cầu, từ đó góp phần thúc đẩy các DN này tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.Cụ thể, trong thời gian qua, IFC đã không ngừng mở rộng tiếp cận tài chính cho các DNNVV tại Việt Nam, đồng thời thông qua hoạt động cho vay có bảo đảm bằng động sản. Theo đó, từ năm 2013 đến nay, IFC đã tài trợ hơn 48 triệu USD cho 13 DN Việt là các nhà xuất khẩu của 4 nhà thu mua quốc tế trong ngành dệt may thông qua Chương trình Tài trợ thương mại toàn cầu cho nhà cung cấp (GTSF).Để thúc đẩy tài trợ chuỗi có hiệu quả, ông Tô Hoài Nam, Cục Phát triển DN (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, rất cần đến quá trình liên kết DN trong chuỗi giá trị và cụm liên kết ngành, bởi vì khi đó các DN sẽ dễ dàng tiếp cận các nguồn lực đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao khả năng quốc tế hoá và mở rộng thị trường hơn. Đồng thời, khi liên kết các DN sẽ học hỏi về kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm quản lý và thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, chuyển giao công nghiệp để gia tăng chuỗi giá trị gia tăng.Chia sẻ về kinh nghiệm tài trợ chuỗi của HDBank cho các DN, ông Phạm Quốc Thanh, Phó Tổng Giám đốc HDBank cho biết, để triển khai tài trợ chuỗi cần chọn những ngành hàng, lĩnh vực cần đầu tư, tài trợ theo tiêu chí ngành đó đang có xu hướng phát triển, đem lại kết quả kinh doanh tốt cho DN và lợi ích cho sự phát triển chung của nền kinh tế thì quá trình tài trợ vốn mới bền vững.Theo đó, mô hình, thủ tục triển khai trong quá trình thực hiện tài trợ chuỗi phải tối giản để tạo thuận lợi và giảm chi phí về thời gian, tài chính cho DN. Để phát triển và đa dạng hoá hoạt động này, các nhà tài chính cần cung cấp dịch vụ tài chính trọn gói, trong đó bao gồm tài trợ chuỗi cho nhà cung cấp, nhà phân phối và công ty đầu mối.

Theo VGP NEWS

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...