Tăng chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng: Chưa giải quyết được vấn đề!

Việc tăng chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam, thực chất chỉ là chi phí tính chưa đủ với thực tế nên bây giờ phải tính bù vào.

Mới đây, Bộ Tài chính có công văn gửi Bộ Công Thương về việc điều chỉnh chi phí định mức để tính giá cơ sở xăng dầu. Theo đó, Bộ Tài chính đã thông báo về việc tăng chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam để tính giá cơ sở xăng dầu đối với nguồn xăng dầu nhập khẩu.

Cụ thể, xăng nền để phối trộn xăng E5RON92 là 640 đồng/lít; xăng RON95: 1.280 đồng/lít; dầu điêzen 0,05S: 730 đồng/lít; dầu hỏa: 1.740 đồng/lít; dầu madut 180cst 3,5S: 1.290 đồng/kg, thời gian thực hiện nghiên cứu áp dụng từ kỳ công bố giá cơ sở xăng dầu ngày 11/11.

Về vấn đề này, trong các cuộc đối thoại với Thương gia, nhiều chuyên gia cho rằng việc tăng chi phí là chưa đủ.

Việc tăng chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam, thực chất chỉ là chi phí tính chưa đủ với thực tế nên bây giờ phải tính bù vào.
Việc tăng chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam, thực chất chỉ là chi phí tính chưa đủ với thực tế nên bây giờ phải tính bù vào.

Bản chất của việc tăng chi phí, chẳng qua là chi phí tính chưa đủ với thực tế nên bây giờ phải tính bù vào khoảng thâm hụt đơn thuần về phí vận chuyển, chứ không giải quyết được hết tất cả các khâu phân phối xăng dầu có liên quan làm ảnh hưởng đến tình trạng thiếu hụt xăng dầu, gây rối loạn thị trường hiện nay.

Để giải quyết được thị trường xăng dầu đang rối loạn hiện nay, các chuyên gia đưa ra giải pháp là phải tính lại công thức giá cơ sở để để xác định lại cả chi phí khâu bán lẻ và lợi nhuận định mức cho khâu bán lẻ.

Bởi, hiện có đến 17.000 cửa hàng bán lẻ mà không quản lý, để thả nổi về chiết khấu thì không bao giờ ổn định được thị trường, vì xăng dầu là mua bán theo hệ thống thì cần phải được quản lý xuyên suốt hết hệ thống.

Hiện nay công thức tính của Liên bộ Công Thương - Tài chính chỉ đúng và áp dụng được khi giá xăng luôn luôn tăng. Lúc giá xăng dầu giảm lẽ ra người dân và doanh nghiệp được hưởng lợi, còn đằng này do Bộ Tài chính tính chưa chính xác nên gây nên hiệu ứng ngược là giá xăng dầu thế giới giảm mà dân chúng không có để dùng, tạo nên cảnh hỗn loạn thị trường, mà doanh nhiệp bán lẻ chịu thiệt thòi nhất, càng bán càng lỗ, giá vốn mua vào cao hơn giá bán lẻ làm trái ngược và phá vỡ quy định trong Nghị định 95.

Bàn về công thức tính cụ thể, lãnh đạo một doanh nghiệp đề xuất: Giá cơ sở cần lấy giá thành thực tế bình quân của doanh nghiệp đầu mối báo cáo về Liên bộ Công Thương - Tài chính trước khi chuẩn bị điều chỉnh giá bán lẻ. Tiếp đó có thể chọn 15 doanh nghiệp hoạt động ổn định và thường xuyên nhất cộng chung lại và chia cho 15 sẽ ra giá thành bình quân chung của một lít xăng cơ bản nhất.

Hoặc do Bộ Công thương thu thập thống kê giá xăng dầu và tự định mức chi phí kinh doanh trên cơ sở chi phí thực tế mà doanh nghiệp đầu mối báo cáo, nhưng không nhỏ hơn chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và có thời gian điều chỉnh chi phí không quá 60 ngày để đảm bảo chi phí định mức gần sát với thực tế của doanh nghiệp, vị đại diện doanh nghiệp nói.

Chính sách quản lý xăng dầu có độ trễ nhất định khi thị trường luôn luôn biến động
Chính sách quản lý xăng dầu có độ trễ nhất định khi thị trường luôn luôn biến động

Tuy nhiên, giá trị hàng tồn kho phải được tính theo bình quân gia quyền để đưa vào giá vốn ít nhất là 30 ngày phát sinh trước đó, bởi vì bất kỳ doanh nghiệp nào nhập hàng là cũng mất thời gian hàng tháng mới đưa xăng dầu vào phân phối lưu thông, sử dụng, doanh nghiệp nào cũng có lượng hàng tồn kho cần được tính đúng, tính đủ giá trị khi kết chuyển vào giá vốn theo đúng nguyên tắc và Luật kế toán, nếu không sẽ lời giả mà lỗ thật, một chuyên gia kinh tế chia sẻ với Thương gia.

Vẫn vị chuyên gia này, nếu chu kỳ 10 ngày điều chỉnh giá thì đó được xem là khoảng thời gian phát sinh và cộng với 20 ngày của giá  mua bình quân trước đó. Nếu 5 ngày điều chỉnh giá thì khoảng thời gian 5 ngày được  xem là cập nhật giá phát sinh và cộng với 25 ngày của giá mua bình quân trước đó.

Tiếp theo là cộng lợi nhuận định mức cho công ty đầu mối. Rồi tính chiết khấu cho đại lý bán lẻ bằng cách cộng thêm 7% (3,5% là điểm hòa vốn; 3,5% là lợi nhuận thấp nhất được hưởng để bảo toàn vốn và phát triển) của giá bán được tính theo kết quả trên để tính chiết khấu cho đại lý bán lẻ thì sẽ ra giá bán lẻ hiện hành tại thời điểm đó.

Nếu công bố giá bán lẻ theo phương pháp tính này thị trường sẽ ổn định lập tức và lâu dài với điều kiện là qui định chiết khấu đại lý không nhỏ hơn 7%/ trên giá bán lẻ và xem như là lãi định mức của đơn vị bán lẻ và là công cụ đặc biệt để ổn định thị trường, không để cho doanh nghiệp đầu mối ép đại lý bán lẻ.

Các doanh nghiệp đầu mối, nếu đơn vị nào có chi phí cồng kềnh sẽ bị đào thải, đó mới là theo quy luật của thị trường có sự quản lý của nhà nước.

Xem thêm

Việt Nam - Hàn Quốc chia sẻ công nghệ về quản lý xăng dầu

Việt Nam - Hàn Quốc chia sẻ công nghệ về quản lý xăng dầu

Ngày 22/11, Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) tổ chức sự kiện “Trách nhiệm Xã hội Doanh nghiệp (CSR) trong đào tạo công nghệ nhằm tăng cường năng lực quản lý chất lượng sản phẩm xăng dầu” tại Khách sạn Grand Plaza, Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…