Bộ Tài chính đề xuất giao toàn quyền quản lý xăng dầu cho Bộ Công Thương

Bộ Tài chính muốn giao toàn diện các vấn đề về quản lý xăng dầu về cho Bộ Công Thương, kể cả phần quyết định về giá và chi phí định mức để đảm bảo vấn đề nguồn cung chủ động.
Bộ Tài chính đề xuất giao toàn quyền quản lý xăng dầu cho Bộ Công Thương
quyết định về vấn đề xăng dầu

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, nhu cầu xăng dầu của đất nước ta khoảng 19,2 triệu tấn/1 năm. Về nguồn cung trong nước, chúng ta có 2 nhà máy sản xuất là Bình Sơn và Nghi Sơn. Trong 9 tháng qua, Lọc dầu Bình Sơn đạt khoảng 70% công suất với 4,4 triệu tấn/6,2 triệu tấn (đạt kế hoạch đề ra). Còn với Nghi Sơn có công suất 6,8 triệu tấn mới chỉ đạt 4,3% sản lượng.

Về nhập khẩu, theo kế hoạch là 6,2 triệu tấn, chiếm 32% nguồn cung và được phân bổ cho 34 đầu mối. Tuy nhiên, 9 tháng đầu năm mới nhập được 3,97 triệu tấn, tức không đạt kế hoạch. Riêng quý III nhập khẩu giảm 40% với mặt hàng xăng, giảm 35% với dầu, chỉ 19/34 đầu mối có nhập.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đây là nguyên nhân dẫn tới thiếu hụt nguồn cung xăng dầu.

Trước diễn biến giá xăng dầu thời gian, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết Bộ đã thực hiện giảm thuế môi trường 3.000 đồng/lít - tương đương 28.000 tỉ đồng; giảm thuế nhập khẩu từ 20% xuống còn 10%…

Ông Phớc cho biết thêm đã có 2 văn bản xin ý kiến Bộ Công Thương và các doanh nghiệp đầu mối để có thể nâng chi phí định mức nữa hay không?. Tuy nhiên, hiện mới chỉ nhận được văn bản của 6 thương nhân đầu mối (chiếm 8,5% sản lượng xăng dầu), trong khi ý kiến Bộ Công Thương chưa nhận được.

"Sắp tới chúng tôi đề nghị Chính phủ sửa Nghị định 55, giao toàn diện phần xăng dầu về cho Bộ Công Thương, kể cả phần quyết định về giá và chi phí định mức để đảm bảo vấn đề nguồn cung chủ động", ông Phớc cho biết.

Ngoài ra là tăng cường phối hợp chủ động trong nguồn cung và hệ thống đầu mối phân phối bán lẻ xăng dầu. Chủ động điều chỉnh chi phí định mức và giải quyết vấn đề khó khăn để đảm bảo nguồn cung xăng, dầu một cách tốt nhất để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh.

Xem thêm

Bộ trưởng Công thương nêu 3 lý do thiếu xăng dầu cục bộ phía Nam

Bộ trưởng Công thương nêu 3 lý do thiếu xăng dầu cục bộ phía Nam

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ phía Nam là tình trạng xăng dầu lậu, doanh nghiệp xăng dầu cạn tiền vì chứng khoán và bất động sản và tình trạng không tuân thủ hợp đồng cung ứng xăng dầu.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...