Tăng cường an ninh an toàn trong thanh toán điện tử

Sáng 24/11, tại diễn đàn Thanh toán điện tử Việt Nam (VEPF) 2016, ông Nguyễn Kim Anh, Phó thống đốc NHNN nhấn mạnh: “Ứng dụng công nghệ mới cũng kéo theo nhiều rủi ro cho ngân hàng, khách hàng, đòi hỏ
Tăng cường an ninh an toàn trong thanh toán điện tử

Diễn đàn Thanh toán điện tử Việt Nam (VEPF) 2016 ngày 24/11 tại Hà Nội 

Diễn đàn này do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Báo điện tử VnExpress và CTCP Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) phối hợp tổ chức.

Tham dự Diễn đàn VEPF 2016 có các đại diện Lãnh đạo Chính phủ, Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải và đại diện các Vụ, Cục chức năng của các bộ, ngành; các chuyên gia, hiệp hội… trong lĩnh vực ngân hàng tài chính, giao thông, bán lẻ, thương mại điện tử, công nghệ thông tin.

Đua công nghệ mới, thận trọng rủi ro

Tại diễn đàn, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá một phần thành công đã đạt được về thanh toán điện tử thời gian qua cũng nhờ vào Diễn đàn thanh toán điện tử. Làn sóng Fintech hiện là một hướng đi mới và là giải pháp cần đẩy mạnh trong thời gian tới. Thời gian qua những cam kết liên Bộ tại diễn đàn cũng đã được thực hiện nghiêm túc. Đến nay đã có trên 96% doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện tử. Về phía Nhà nước đã có nhiều chương trình, dự án được phê duyệt để thúc đẩy dịch vụ thanh toán điện tử.

Tăng cường an ninh an toàn trong thanh toán điện tử ảnh 1

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam

Gần đây, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định tăng cường năng lực tiếp cận ngân hàng của nền kinh tế... và rất nhiều ứng dụng qua mạng đã được triển khai, đưa đến người dân. Tuy nhiên, ông Đam cho biết hoạt động này vẫn còn nhiều vướng mắc cần khắc phục và cải thiện, cần giải pháp thay đổi thói quen dung tiền mặt của người dân.

Hiện nay có khoảng 125.000 dịch vụ công mà Chính phủ và các cơ quan công quyền phải cung cấp cho người dân. Nhưng đến lúc này có chưa đầy 1.200 dịch vụ được cung cấp ở cấp độ 4, tức là chưa tới 1%. Đây là một con số rất đáng suy ngẫm.

Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử từ nay đến 2020. Mặc dù kết quả thực hiện vẫn còn khiêm tốn nhưng được cộng đồng quốc tế đánh giá có bước tiến.

Phó thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh

Với chủ trương của Chính phủ thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, Phó thống đốc Nguyễn Kim Anh cho hay, NHNN và các cơ quan liên quan đã ký nhiều thoả thuận hợp tác nhằm đẩy mạnh hoạt động này, tiết giảm chi phí với các chương trình thúc đẩy thanh toán điện tử trong bán lẻ, dịch vụ thuế điện tử, dịch vụ công trực tuyến... hướng tới mục tiêu mọi người dân có thể tiếp cận dịch vụ ngân hàng. 

Đơn cử, lĩnh vực giao thông có thay đổi khi thu phí giao thông không dừng trên các tuyến quốc lộ, TP HCM và Hà Nội, săp tới là hệ thống metro... với sự úng dụng thanh toán điện tử kết nối với ngân hàng.

Thế giới đang chứng kiến cuộc cách mạng lần thứ tư khi công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng, làn sóng Fintech đã xuất hiện cung cấp dịch vụ tài chính trên nền tảng thông tin. Đây là cơ hội cũng là thách thức của Fintech đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ, bộ, ngành địa phương...

“Đi theo trào lưu công nghệ mới cũng kéo theo nhiều rủi ro tiềm ẩn với cả ngân hàng, khách hàng trong sử dụng dịch vụ... Do đó phải tăng cường an ninh an toàn trong thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng, thanh toán điện tử nói chung”- Ông Kim Anh nói.

Thực tế, gần đây hệ thống ngân hàng Việt Nam đối mặt với hàng loạt sự cố mất tiền, rút ruột trên tài khoản khách hàng, đơn cử: Vietcombank, DongABank, VIB, Agribank, VPBank... với số tiền từ vài chục triệu đến vài chục tỷ đồng. Những sự cố này gây nên tâm lý hoang mang, lo sợ và cảnh giác trước việc tiếp cận các phương thức thanh toán ngân hàng điện tử... 

Cần chiếc thẻ đa năng

Ở lĩnh vực ngân hàng, ông Bùi Quang Tiên - Vụ trưởng Vụ thanh toán NHNN cho biết, NHNN đang xây dựng đề án phát triển thanh toán điện tử, trong đó có tính đến xu thế Fintech. Trong đó quan trọng là cần xây dựng tiêu chuẩn về kỹ thuật, hạ tầng thanh toán về hải quan, tài chính, thương mại với nhau. Việc phát triển các công ty về fintech cần sự đồng bộ chung về xã hội, đi bằng nhiều hướng thì mới phát triển được, cũng cần tuyên truyền mạnh hơn . 

Theo ông Tiên, chứng từ điện tử, chứng từ POS cần phải được công nhận như là hóa đơn, mới quản lý được doanh thu của tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. Ngoài ra, thương mại điện tử rất cần thiết phải có cổng thanh toán riêng để giám sát được doanh số hoạt động của các trang website trên đó. Bộ Công Thương nên nghiên cứu kỹ, đồng tình là các siêu thị, trung tâm mua sắm, vui chơi giải trí... đều phải lắp đặt POS và phát triển những công nghệ mới như thanh toán không tiếp xúc, thanh toán phi vật lý thông qua smartphone, máy tính.

Ông Trần Công Quỳnh Lân, Phó tổng VietinBank cho rằng công nghệ bao giờ cũng phải có thời gian để tiến hoá và có nhiều chuẩn khác nhau để phù hợp với thực tế. Công nghệ cần sự tương thích và luông luôn đặt nguyện vọng của người dân khi thiết kế sản phẩm. “Đơn giản như chiếc thẻ thanh toán, phải làm sao thẻ có sự tương thích và có sự liên thông chứ không phải mỗi nơi dùng một thẻ khác nhau sẽ gây bất tiện cho người dân khi sử dụng”- Ông Lân chỉ rõ. 

Lãnh đạo ngân hàng BIDV lại có ý kiến khác, cho rằng mỗi công nghệ có những ưu nhược điểm khác nhau nhưng không nhất thiết phải có nhiều chuẩn khác nhau vì điều này sẽ làm phát sinh những chi phí không cần thiết. Nhưng đồng ý kién điểm cốt lõi là cần có sự tích hợp để người dân tiện sử dụng.

Thanh toán điện tử đã đem lại nhiều thay đổi tích cực cho ngành thuế, giúp tiết giảm đáng kể thời gian, chi phí cho người nộp thuế, hạn chế những tiêu cực…

Theo ông Nguyễn Đại Trí, Phó TCT Tổng cục thuế, năm 2014 đã triển khai nộp thuế điện tử ở khối doanh nghiệp với 95% đã đăng ký nộp thuế điện tử qua các ngân hàng thương mại. Doanh thu thực tế từ nộp thuế điện tử tăng từ 55% lên 70% tiền nộp vào ngân sách Nhà nước. Song vẫn còn tồn tại trong tâm lý của doanh nghiệp tích nộp thuế trực tiếp, đến hạn chót mới nộp… dẫn tới sự ùn tắc, nghẽn mạng vào thời gian cao điểm nộp thuế. Ngành thuế đang từng bước khắc phục, cải tiến hệ thống mạng. Từ tháng 11/2016, Tổng cục Thuế bắt đầu thí điểm triển khai thu thuế điện tử cá nhân và sẽ mở rộng vào cuối quý I/2017, đầu quý II/2017.

Ông Đại Trí thừa nhận, lĩnh vực luôn "đụng chạm rất nhiều" với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh nên muốn thúc đẩy nộp thuế điện tử cần nhận được sự ủng hộ từ phía doanh nghiệp. Ngành thuế cần phải cung cấp hạ tầng thuận lợi, đơn giản; ngân hàng cung cấp dịch vụ tốt, nhưng doanh nghiệp không mặn mà thì khó thành công. 

Năm 2017 ngành thuế cũng sẽ tập trung triển khai hoá đơn điện tử. Hiện quản lý doanh nghiệp dựa chủ yếu trên hoá đơn, nên quản lý sử dụng hoá đơn rất nhiều vấn đề.

Thẻ hết tiền vẫn phải cho qua trạm thu phí?

Ông Nguyễn Hồng Trường - Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, thanh toán trực tuyến ở lĩnh vực giao thông thì cần thống nhất đồng bộ về công nghệ, giải pháp với các ngân hàng thì mới làm được. Thực tế, Việt Nam có 4 nhà đầu tư nước ngoài ở lĩnh vực giao thông với 4 loại thẻ khác nhau. Bộ đã yêu cầu đối tác dùng công nghệ nước ngoài nhưng phải Việt Nam hóa.

Thực tế lại nảy sinh sự cố là thẻ đó không còn tiền thì vẫn phải cho người ta đi qua trạm thu phí, sau đó thu lại tiền đó như thế nào? Ở một số quốc gia khác sau 15 ngày phải nạp tiền vào, còn quá hạn thì bị phạt. Việt Nam phải xây dựng cơ chế như thế nào.

Hơn nữa, cần có hệ thống máy quẹt, máy thanh toán thì thẻ mới phát huy tác dụng được nên ngân hàng phải triển khai ngay thì mới sử dụng được.

Diễn đàn VEPF 2016 tập trung vào 3 nội dung chính:

Một là: Báo cáo, đánh giá kết quả chính sau một năm triển khai Thoả thuận hợp tác liên Bộ Tài chính - Công Thương - Ngân hàng Nhà nước tại VEPF 2015 nhằm thúc đẩy thanh toán điện tử trong lĩnh vực thuế, thương mại điện tử và bán lẻ. Hai là Thúc đẩy thanh toán điện tử trong lĩnh vực giao thông và khả năng liên thông với các dịch vụ thanh toán khác. Ba là Cơ hội và thách thức với hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam trước làn sóng Fintech.

Hải Hà (T/h)

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...