Tăng cường sử dụng hàng nội địa trong đấu thầu dự án đầu tư phát triển

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg về việc tăng cường sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án đầu tư phát triển và hoạt động mua sắm thường xu
Tăng cường sử dụng hàng nội địa trong đấu thầu dự án đầu tư phát triển

Chỉ thị nêu rõ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ và trong phạm vi quản lý của mình chủ động rà soát và chỉ đạo thực hiện các nội dung trong công tác đấu thầu.

"Cụ thể, về phân chia gói thầu, Thủ tướng yêu cầu việc phân chia các gói thầu thuộc dự án, dự toán đối với mua sắm thường xuyên sử dụng vốn nhà nước phải tuân thủ nguyên tắc phân chia gói thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu, phù hợp với điều kiện năng lực của nhà thầu trong nước, bảo đảm các điều kiện cạnh tranh tối đa cho các doanh nghiệp trong nước, góp phần tạo việc làm cho lao động trong nước.

Nghiêm cấm việc phân chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu trái với quy định của pháp luật về đấu thầu hiện hành nhằm mục đích hạn chế sự tham gia của các nhà thầu trong nước. Trường hợp phát hiện việc phân chia gói thầu không đúng với quy định thì tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định; đề xuất xử lý nặng hơn đối với các trường hợp vi phạm nghiêm trọng.

Chỉ đấu thầu quốc tế khi hàng hóa trong nước không sản xuất được hoặc không đáp ứng yêu cầu

Chỉ thị nêu rõ, chỉ tổ chức đấu thầu quốc tế khi hàng hóa, vật tư, thiết bị, máy móc, phương tiện trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng không đáp ứng yêu cầu về chất lượng, số lượng, giá cả hoặc theo yêu cầu của nhà tài trợ đối với những gói thầu thuộc các dự án sử dụng vốn ODA. Trường hợp hàng hóa thông dụng, đã được nhập khẩu và chào bán tại Việt Nam thì không được tổ chức đấu thầu quốc tế.

Trường hợp gói thầu áp dụng đấu thầu quốc tế thì trong hồ sơ mời thầu cần quy định rõ: Nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.

Nghiêm cấm các chủ đầu tư, bên mời thầu khi lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu có quy định cho phép sử dụng lao động nước ngoài khi lao động trong nước đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu thực hiện gói thầu, đặc biệt là lao động phổ thông.

Không định hướng chào hàng hóa nhập khẩu

Trường hợp tổ chức đấu thầu trong nước, khi lập và phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không được đưa ra yêu cầu hoặc định hướng đối với việc nhà thầu tham dự thầu phải chào hàng hóa nhập khẩu khi hàng hóa trong nước đã sản xuất hoặc lắp ráp được đáp ứng yêu cầu chất lượng, số lượng, giá cả.

Nghiêm cấm việc nêu xuất xứ, nhãn hiệu, catalô của một số sản phẩm cụ thể để tham khảo, minh họa trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu khi có thể mô tả được chi tiết hàng hóa theo đặc tính kỹ thuật, thiết kế công nghệ, tiêu chuẩn công nghệ của hàng hóa đó. Trường hợp không thể mô tả chi tiết thì được nêu nhãn hiệu, catalô của một số sản phẩm cụ thể để tham khảo, minh họa cho yêu cầu về kỹ thuật của hàng hóa nhưng phải ghi kèm theo cụm từ “hoặc tương đương” sau nhãn hiệu, catalô đồng thời phải quy định rõ nội hàm tương đương với hàng hóa đó về đặc tính kỹ thuật, tính năng sử dụng, tiêu chuẩn công nghệ và các nội dung khác để tạo thuận lợi cho nhà thầu trong quá trình chuẩn bị hồ sơ dự thầu.

Tăng cường truyền thông

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan thông tấn, báo chí tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức các chủ đầu tư, bên mời thầu thực hiện nghiêm túc việc sử dụng máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước đã sản xuất được trong công tác đấu thầu; các doanh nghiệp nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm trong việc nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ; thực hiện các cam kết bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và xây dựng được thương hiệu quốc gia cho nhiều sản phẩm, hàng hóa Việt Nam.

Danh mục máy móc, thiết bị,vật tư, nguyên liệu, thuốc và vật tư y tế trong nước sản xuất được phải được cập nhật thường xuyên trên trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành danh mục. Danh mục tổng hợp phải được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ, cổng thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hệ thống mạng đấu thầu quốc gia tại địa chỉ http://muasamcong.mpi.gov.vn và Trang thông tin điện tử của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Nâng cao chất lượng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước

Cũng tại chỉ thị, Thủ tướng yêu cầu các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất trong nước phải chủ động tăng cường đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, nghiên cứu bám sát thị trường để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng mẫu mã, phát triển năng lực sản xuất để cung ứng các sản phẩm máy móc, thiết bị đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, giá cả cạnh tranh, đáp ứng được nhu cầu của thị trường, yêu cầu trong việc thực hiện các dự án, gói thầu.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…