Tàng trữ, lưu hành tiền giả số lượng lớn, 2 đối tượng bị Công an Thanh Hóa bắt giữ

Cơ quan Công an tỉnh Thanh Hóa vừa làm rõ, khởi tố hình sự và tiến hành tạm giam 2 đối tượng cư trú tại TP. Hồ Chí Minh về hành vi "Tàng trữ, lưu hành tiền giả".

Tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho hay, khoảng 19 giờ ngày 3/9/2022, lực lượng Công an tỉnh phát hiện 2 đối tượng Quách Thị Huyền và Lê Quốc Bảo đi ô tô BKS 51H-247.41 từ Hòa Bình sang Thanh Hóa.

Khi 2 đối tượng đi đến địa bàn xã Cẩm Long, huyện Cẩm Thủy vào một quán hàng ven đường sử dụng thủ đoạn dùng tiền giả mệnh giá 500.000đ mua 2 cái giò với giá 130 nghìn đồng để được nhận lại 370 nghìn đồng tiền thật.

Hai đối tượng tàng trữ, lưu hành tiền giả bị cơ quan Công an Thanh Hóa bắt giữ
Hai đối tượng tàng trữ, lưu hành tiền giả bị cơ quan Công an Thanh Hóa bắt giữ

Sự việc ngay sau đó bị người dân phát hiện, 2 đối tượng Quách Thị Huyền và Lê Quốc Bảo lập tức bị lực lượng Công an cùng quần chúng nhân dân kịp thời bắt giữ.

Khi bị phát hiện, 2 đối tượng đã đưa ra những thủ đoạn đối phó hết sức tinh vi, xảo quyệt, thậm chí Huyền và Bảo còn cho rằng mình cũng là nạn nhân vì số tiền trên là tiền khách hàng thanh toán cho họ khi kinh doanh khách sạn ở TP. Hồ Chí Minh.

Trước tình huống trên, Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo Cơ quan An ninh điều tra áp dụng đồng bộ các biện pháp điều tra theo quy định của pháp luật.

Tiến hành khám tại chỗ, Cơ quan An ninh điều tra khám, phát hiện và thu giữ trong người và phương tiện của 2 đối tượng 206 triệu tiền giả. Sau đó, thu giữ tại chỗ ở của 2 đối tượng tại TP.Hồ Chí Minh 1 tỷ đồng tiền giả đều có mệnh giá 500.000đ.

Tiếp tục điều tra mở rộng vụ án, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp cùng lực lượng chức năng Công an tỉnh Hòa Bình thu giữ thêm 2,3 tỷ đồng tiền giả đều loại mệnh giá 500.000 đồng được Huyền cất giấu tại nhà bố mẹ đẻ ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.