Tăng trưởng của vùng KTTĐ ảnh hưởng thế nào đến tăng trưởng kinh tế?

Báo cáo việc thực hiện kết luận của Thủ tướng về phát triển vùng KTTĐ cho thấy, vùng KTTTĐ có ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng GDP của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam.
Tăng trưởng của vùng KTTĐ ảnh hưởng thế nào đến tăng trưởng kinh tế?

Cứ 1% tăng trưởng của 4 vùng KTTĐ sẽ làm GDP của toàn bộ nền kinh tế tăng 0,61%, trong đó vùng KTTĐ Bắc bộ và phía Nam là 2 vùng có tác động lớn nhất.

Cụ thể, tăng 1% GRDP của vùng KTTĐ Bắc Bộ làm GDP của toàn nền kinh tế tăng 0,49%, tăng 1% GRDP của vùng KTTĐ phía Nam làm GDP của toàn nền kinh tế tăng 0,55%.

Theo đánh giá, các vùng KTTĐ đã hướng sự phát triển vào các ngành là lợi thế của vùng. Vùng KTTĐ Bắc bộ tập trung phát triển các ngành công nghiệp, vùng KTTĐ phía Nam tập trung phát triển các ngành thuộc khu vực dịch vụ.

Tuy nhiên, để phát triển bền vững và lâu dài vùng KTTĐ, trong thời gian tới, cần có luật riêng về phát triển vùng KTTĐ để tháo gỡ khó khăn một cách căn cơ hơn, làm rõ vai trò của hội đồng vùng, cơ chế huy động, phân bổ nguồn lực…

Hiện nay, các vùng KTTĐ là nơi tập trung đầu mối giao thông vận tải biển và hàng không lớn nhất cả nước, với 6/8 cảng biển quốc gia, tập trung tới 93% công suất bốc xếp của cảng và 100% công suất của các sân bay quốc tế, với năng lực tiếp nhận trung bình khoảng 25 triệu lượt khách mỗi năm.

Trong thời gian tới, từng vùng, từng địa phương cần chú ý hai việc: hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 và nỗ lực hoàn thành tốt nhất các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm nay, đặc biệt là tăng trưởng và thu ngân sách Nhà nước trong bối cảnh hậu Covid-19.

Xem thêm

Kỳ vọng Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?

Kỳ vọng Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?

Vùng kinh tế Đông Nam bộ mà chủ lực là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang đứng thứ hai cả nước về số doanh nghiệp thành lập mới với 3.376 DN, chiếm 60% tổng số DN thành lập mới của cả nước. Với một

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...