Cụ thể, doanh thu hợp nhất Tập đoàn dệt may Việt Nam đạt 19,535 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ. Lợi nhuận hợp nhất đạt 1,090 tỷ đồng, vượt 15% kế hoạch, nhưng giảm 25% so với năm 2021.
Doanh thu Công ty mẹ của Tập đoàn dệt may Việt Nam đạt 2,157 tỷ đồng, tăng 132% so với cùng kỳ. Lợi nhuận đạt 336 tỷ đồng, tăng 8% cùng kỳ.
Năm 2023, Tập đoàn dệt may Việt Nam đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 20,000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1,350 tỷ đồng. Công ty mẹ doanh thu ước đạt 2,160 tỷ đồng, lợi nhuận 350 tỷ đồng.
Tập đoàn dệt may Việt Nam cho biết, từ tháng 8 thị trường có dấu hiệu xấu và từ tháng 9, thị trường dệt may đổi chiều đi xuống. Trong những tháng đầu quý 4, các doanh nghiệp rơi vào tình thế khó khăn khi thị trường sợi gần như không có thanh khoản. Thị trường may đơn hàng giảm mạnh, thông tin báo lỗ từ các đơn vị liên tục được đưa về, đặc biệt là các đơn vị sợi.
Điều này đã khiến kết quả hoạt động của 1 số đơn vị trong Tập đoàn dệt may Việt Nam bị ảnh hưởng và chững lại. Cho dù ngay từ những tháng đầu năm, Tập đoàn đã đưa ra các dự báo sớm, nhưng trước sự đảo chiều nhanh chóng của thị trường, tất cả các doanh nghiệp thành viên của Vinatex vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Hiện, dệt may là ngành phản ứng khá nhạy với diễn biến kinh tế vĩ mô toàn cầu, lạm phát tại Mỹ và EU đều lên mức cao nhất 4 thập kỷ, lần lượt ở mức 8% và 10%. Nó đã gián tiếp tác động đến chi tiêu hàng tiêu dùng trong đó có hàng dệt may.
Tuy nhiên, xuất khẩu của cả ngành Dệt May Việt Nam trong 11 tháng năm 2022 vẫn đạt trên 41 tỷ USD, vẫn tăng 14% so với cùng kỳ 2021. Hiệp hội Dệt May Việt Nam dự báo kim ngạch xuất khẩu năm 2022 của ngành Dệt May Việt Nam ước đạt 44 – 44,5 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2021.
Riêng năm 2023, tình hình kinh tế thế giới được dự báo không mấy tích cực khi IMF dự báo tăng trưởng toàn cầu là 2,7%, giảm 0,2% so với báo cáo hồi tháng 7. Đồng thời, thế giới có thể đối mặt với suy thoái nghiêm trọng.