Tập đoàn LG: Từ hãng mỹ phẩm bình dân đến tập đoàn công nghệ đa quốc gia

Với hơn 70 năm lịch sử, tập đoàn LG đã xây dựng một tên tuổi mạnh mẽ và trở thành một trong những thương hiệu đáng tin cậy trên toàn thế giới...
Tập đoàn LG: Từ hãng mỹ phẩm bình dân đến tập đoàn công nghệ đa quốc gia

Tập đoàn LG (Tiếng Anh: LG Corporation) là một trong những Chaebol lớn, quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến đời sống kinh tế - văn hóa - chính trị tại Hàn Quốc, góp phần không nhỏ vào tổng sản phẩm nội địa (GDP), tổng sản lượng quốc gia (GNP), cũng như trong quá trình thúc đẩy nền kinh tế công nghiệp hóa của quốc gia này.

Đi lên từ hãng mỹ phẩm bình dân

Tập đoàn LG được thành lập vào năm 1947 bởi nhà sáng lập Koo In-Hwoi, dưới tên gọi "Lucky Chemical Industrial Corp" với mục đích sản xuất các sản phẩm hóa học và nhựa.

Nhà sáng lập LG là ông Koo In Hwoi, sinh ra trong một gia đình Nho giáo tại tỉnh Gyeongsang vào ngày 27/8/1907. Bản thân ông Koo được hưởng một nền giáo dục tốt và từng là bạn học của nhà sáng lập Samsung Lee Byung Chul. 

Học xong trung học, Koo In Hwoi về quê quản lý một hợp tác xã thương mại, sau đó làm chủ bút báo Dong A Ilbo chi nhánh Jisu trước khi khởi nghiệp kinh doanh trong ngành vải năm 1936. Ông nhanh chóng nhận thất bại đau đớn đầu tiên khi cả kho vải mà ông dùng toàn bộ số tiền và đất đai của gia đình mua về bị ngập chìm trong nước lũ.

Trong tình thế hiểm nghèo, Koo In Hwoi không suy sụp mà vẫn suy nghĩ cẩn trọng để tìm ra con đường mới. Ông tiếp tục vay tiền để kinh doanh vải, và những tính toán đúng đắn đã đem về lợi nhuận rất lớn sau thời gian ngắn.

Năm 1947, Koo In Hwoi bước vào ngành hóa học khi mở một nhà máy mỹ phẩm có tên gọi Lucky, chuyên sản xuất loại kem bôi mặt mang tên "Lucky". Thành công ban đầu của mỹ phẩm Lucky đã đưa ông đến với ngành công nghiệp nhựa. Công ty của ông đã đưa ra thị trường nhiều sản phẩm gia dụng bằng nhựa và một nhãn hàng kem đánh răng mới, đánh bật các sản phẩm nước ngoài bằng chất lượng tương đương và giá rẻ hơn nhiều.

Năm 1958, ông Koo chính thức bước vào cuộc chơi hàng điện tử tiêu dùng với việc sáng lập Công ty TNHH GoldStar, tiền thân của LG Electronics ngày nay. Chỉ một năm sau, Goldstar trở nên nổi tiếng với sản phẩm A-501, chiếc radio gia dụng "Made in Korea" đầu tiên.

Sau thành công đầu tiên GoldStar cho ra đời hàng loạt sản phẩm điện tử nội địa "đầu tiên" khác như điện thoại, quạt, tủ lạnh, tivi, máy lạnh, máy giặt…

Tập đoàn LG
LG thành công nhờ tầm nhìn xa và tham vọng lớn

Trong thập niên 1980, LG tiếp tục mở hoạt động của mình sang các lĩnh vực khác như điện thoại di động, máy tính xách tay, vật liệu xây dựng, đồ gia dụng... Đặc biệt, LG đã mở rộng hoạt động kinh doanh sang thị trường nước ngoài như Mỹ, Trung Quốc, châu Âu...

LG Electronics, đơn vị chính của Tập đoàn LG đã chứng kiến doanh thu kỷ lục vào năm 2022 là 83,4 nghìn tỷ won (64,1 tỷ USD), tăng 12,9% so với cùng kỳ năm ngoái. LG Corp., công ty mẹ, đã ghi nhận doanh thu 989,7 tỷ won vào năm 2021.

Hiện nay, tập đoàn LG đang phát triển với tốc độ chóng mặt, có 81 công ty con trên toàn thế giới với 112 lĩnh vực khác nhau. Đồng thời LG cũng nằm trong top 10 tập đoàn kinh tế lớn tại Hàn Quốc.

Từ đối tác thành đối thủ với Samsung

Nhắc đến LG, người ta không thể không nhắc tới mối thù truyền kiếp của hai chaebol lớn nhất Hàn Quốc. Hai đế chế khổng lồ này đã có những lần “rượt đuổi” kéo dài hơn nửa thế kỷ đầy căng thẳng trên thương trường.

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến mối thâm thù của hai ngôi sao trên "bầu trời sông Hàn"? Hãy cùng quay lại những ngày đầu lập nghiệp khi Samsung chỉ là một cửa hàng bán đồ ăn khô (1938) còn LG lại là một công ty mỹ phẩm chuyên sản xuất kem “Lucky”(1947). Khi đó, cả hai nhà sáng lập là Lee Byung-chul (Samsung) và Koo In-hwoi (LG) còn khá thân thiết với nhau bởi vì giữa họ tình cờ tồn tại khá nhiều điểm chung: đều lập nghiệp trong thời kỳ Hàn Quốc bị Nhật Bản chiếm đóng, đều chọn quê nhà là tỉnh Gyeongsang để đặt những nền móng đầu tiên, thậm chí cả hai cũng từng học chung một trường tiểu học ở Gyeongsang.

Đều là những con người có cái đầu nhạy và tầm nhìn xa, ông Lee và ông Koo sớm trở nên thân thiết và dành cho nhau sự kính nể và tôn trọng nhất định. Thậm chí cả hai gia tộc từng có mối quan hệ sui gia khi con gái thứ hai của gia đình họ Lee kết hôn với con trai thứ ba của ông In-hwoi và sau khi kết hôn con trai của ông Koo còn được đầu quân về làm cho Samsung một thời gian. 

Sự rạn nứt của mối quan hệ tình nghĩa này bắt đầu khi ông chủ Samsung lăm le bước vào thị trường “sân nhà” của LG chính là mảng điện tử tiêu dùng. Năm 1958, sau khi ông Koo In-hwoi thành lập nên Goldstar - công ty tiền thân của LG Electronics sau này, đã được chính phủ Hàn Quốc vô cùng ủng hộ và đặc biệt bảo vệ quyền lợi.

Vụ việc bắt nguồn tại một sự kiện trong hội chợ công nghệ diễn ra ở Berlin, Đức vào năm 2014. Theo đó, Samsung đã buộc tội giám đốc mảng thiết bị gia đình của LG phá huỷ hàng loạt máy giặt cao cấp của hãng được trưng bày tại đây với mức giá 2.700 USD mỗi chiếc.

Phía Samsung chỉ ra tên đích danh của lãnh đạo LG là ông Jo Seong-jin. Tuy vậy thông qua người phát ngôn, ông Jo từ chối lời buộc tội này và khẳng định máy giặt hỏng là do Samsung thiết kế cửa lồng giặt quá yếu. Vụ việc sau đó đã được giải quyết ổn thoả nhưng sự thật thì mối thâm thù giữa hai tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc này vẫn âm ỉ cháy suốt gần nửa thế kỷ qua.

tập đoàn LG

Mối thù truyền kiếp giữa 2 chaebol lớn ở Hàn Quốc không chỉ là một cuộc cạnh tranh giữa hai tập đoàn công nghiệp hàng đầu, mà còn phản ánh sự tranh đấu về quyền lực, thị phần và danh tiếng gia tộc. Cả hai tập đoàn đều muốn trở thành nhà lãnh đạo và biểu tượng của nền kinh tế Hàn Quốc. Mối thù đã thúc đẩy cả hai công ty đạt được những thành tựu vượt bậc và tạo ra những sản phẩm và công nghệ đột phá để chiếm lĩnh thị trường.

Chi phối nền kinh tế Hàn Quốc

Tập đoàn LG đã và đang chi phối một phần quan trọng của nền kinh tế Hàn Quốc và góp phần quan trọng vào sự phát triển và thịnh vượng của đất nước này. Với hơn 70 năm lịch sử và một danh mục đa dạng về các lĩnh vực kinh doanh, LG đã tạo ra một tầm ảnh hưởng lớn và trở thành một trong những tập đoàn hàng đầu ở Hàn Quốc.

Tập đoàn LG đã có một vai trò quan trọng trong việc tạo ra GDP của Hàn Quốc. Tập đoàn đã xây dựng một danh mục đa ngành bao gồm điện tử, điện gia dụng, hóa chất, năng lượng tái tạo và dịch vụ tài chính, tạo ra một nguồn thu quan trọng và đóng góp đáng kể vào nền kinh tế quốc gia.

tập đoàn LG

Ngoài ra, LG đã góp phần đáng kể vào xuất khẩu của Hàn Quốc. Công ty đã mở rộng hoạt động kinh doanh ra thị trường quốc tế và trở thành một trong những nhà xuất khẩu lớn nhất của đất nước. 

LG đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển công nghệ và đổi mới tại Hàn Quốc. Công ty đã đầu tư một phần lớn nguồn lực vào nghiên cứu và phát triển (R&D), đẩy mạnh việc tạo ra những sản phẩm và công nghệ mới. LG còn đóng góp vào sự phát triển của công nghệ màn hình OLED (organic light-emitting diode) và nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI), đem đến những trải nghiệm độc đáo cho người dùng và mở rộng thị phần của công ty trên toàn cầu.

Đồng thời, LG cũng đã hỗ trợ và đầu tư vào các công ty công nghệ địa phương nhỏ hơn, góp phần vào môi trường khởi nghiệp và phát triển công nghệ ở Hàn Quốc. Điều này đã tạo ra một môi trường cạnh tranh và thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo trong ngành công nghệ của đất nước.

Tổng kết lại, tập đoàn LG đã chi phối nền kinh tế Hàn Quốc thông qua sự đóng góp vào GDP và xuất khẩu, sự đa dạng và sáng tạo trong các lĩnh vực kinh doanh, cùng với đó là sự đóng góp vào sự phát triển công nghệ. Công ty đã xây dựng một tầm ảnh hưởng lớn và trở thành một nguồn lực quan trọng trong sự phát triển và thịnh vượng của đất nước.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Vinpearl lọt top 3 thương hiệu mạnh nhất Đông Nam Á

Vinpearl lọt top 3 thương hiệu mạnh nhất Đông Nam Á

Với sự nỗ lực không ngừng, Vinpearl đã đạt được một cột mốc đáng ghi nhớ khi lọt top 3 thương hiệu mạnh nhất Đông Nam Á. Thành công này là kết quả của quá trình đầu tư mạnh mẽ vào chất lượng dịch vụ, không ngừng đổi mới và mở rộng quy mô.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao biểu trưng Thương hiệu quốc gia cho đại diện VNPT VinaPhone

VinaPhone 5G và MyTV được công nhận là Thương hiệu quốc gia

VinaPhone 5G và MyTV vừa vinh dự được công nhận là Thương hiệu Quốc gia, đây là kết quả xứng đáng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của VNPT trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ và khẳng định vị thế hàng đầu trên thị trường...

AkzoNobel ra mắt sơn ngoại thất siêu cao cấp dành cho các biệt thự

AkzoNobel ra mắt sơn ngoại thất siêu cao cấp dành cho các biệt thự

AkzoNobel vừa chính thức giới thiệu đến người tiêu dùng dòng sơn ngoại thất Dulux Weathershield Royal Shine với tính năng tự làm sạch độc đáo. Đây là dòng sơn sở hữu công nghệ Hybrid Mineral tiên tiến, mang đến giải pháp bảo vệ vượt trội lên tới 12 năm dành cho phân khúc dinh thự cao cấp.