Tập đoàn VNPT thiệt hại 3.000 tỷ đồng vì Covid-19

Trong năm 2021, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) đã bị thiệt hại khoảng 3.000 tỷ đồng vì dịch bệnh. Sau khi trừ khoản 400 tỷ đồng ủng hộ quỹ vaccine phòng chống Covid-19 theo diện chi phí sản xuất, lợi nhuận sau thuế của tập đoàn đạt 4.285 tỷ đồng.

Đây là nội dung báo cáo mới đây của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp mới đây trình Bộ Tài chính báo cáo giám sát tài chính công ty mẹ - VNPT.

Trong năm 2021, doanh thu của Tập đoàn VNPT đạt 40.748 tỷ đồng, đạt 90,22% kế hoạch được giao.

Trong đó, nguồn thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ và bán hàng đạt 36.811 tỷ đồng, giảm 3.833 tỷ đồng so với năm liền trước. Doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty mẹ đạt 2.740 tỷ đồng, giảm 342 tỷ đồng. Doanh thu khác đạt 1.197 tỷ đồng, tăng 437 tỷ đồng nhờ quá trình rà soát tài sản hư hỏng, lạc hậu để thanh lý, nhượng bán, thu hồi vốn.

Sau khi trừ khoảng 400 tỷ đồng ủng hộ quỹ vaccine phòng chống Covid-19 theo diện chi phí sản xuất, lợi nhuận sau thuế của đơn vị đạt 4.285 tỷ đồng, giảm hơn 200 tỷ đồng so với năm 2020.

Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam
Tính đến cuối năm 2021, vốn chủ sở hữu nhà nước tại VNPT đạt 67.595 tỷ đồng, tăng 1.221 tỷ đồng so với hồi đầu năm

Theo báo cáo của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, nếu loại trừ những ảnh hưởng tiêu cực từ dịch Covid-19, doanh thu của VNPT có thể đạt 43.745 tỷ đồng, tức bằng 96,86% kế hoạch được giao. Như vậy, dịch bệnh đã khiến doanh thu tập đoàn sụt giảm 3.000 tỷ đồngtrong năm 2021.

Nhìn chung, tập đoàn này kinh doanh có lãi, các chỉ số sinh lời đều tăng so với năm 2020. Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đánh giá tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của VNPT đạt 6,1%..

Tính đến cuối năm 2021, vốn chủ sở hữu nhà nước tại VNPT đạt 67.595 tỷ đồng, tăng 1.221 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Hệ số bảo toàn vốn của Tập đoàn VNPT tăng 1,84%. Tổng tài sản là 86.116 tỷ đồng, giảm 0,9% so với hồi đầu năm 2021.

Mặc dù là vậy, nhưng VNPT đang gặp một tình trạng khá tồi tệ khi 4/5 khoản đầu tư nước ngoài thua lỗ. Ủy ban Quản lý Nhà nước vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho biết Tập đoàn VNPT có 59 khoản đầu tư vào 24 công ty con, 27 công ty liên kết và 8 khoản đầu tư tài chính khác. Tổng giá trị vốn đầu tư ra ngoài của doanh nghiệp khoảng 6.962 tỷ đồng.

Lũy kế đến cuối năm 2021, Tập đoàn VNPT có 5 khoản đầu tư ra nước ngoài trị giá 13,12 triệu USD song đến nay mới thu được 1,13 triệu USD về nước. Tập đoàn thu được hơn 1,1 triệu USD từ các khoản lợi nhuận sau chia của Công ty ACASIA - Malaysia và công ty VNPT Global HongKong.

Hiện, VNPT đang lên kế hoạch thoái vốn khỏi Liên doanh cáp đồng Lào Việt và Công ty Stream Net tại Myanmar để cắt lỗ. Vì hai doanh nghiệp đã lỗ lũy kế lần lượt 1,18 triệu USD và 4,61 triệu USD.

Điều đáng nói, đến thời điểm giám sát, các khoản đầu tư ra nước ngoài vào Công ty ATH và Công ty ACASIA chưa nộp báo cáo tài chính về VNPT.

Duy nhất khoản đầu tư trị giá 782.000 USD vào Công ty VNPT-Global Hong Kong có lãi và giúp tập đoàn thu 1,02 triệu USD. Năm vừa qua, VNPT-Global HongKong thu về 12,36 triệu USD.

Xem thêm

Tập đoàn VNPT và Thái Bình ký kết hợp tác giai đoạn 2021-2026

Tập đoàn VNPT và Thái Bình ký kết hợp tác giai đoạn 2021-2026

Tiếp nối những thành công của giai đoạn hợp tác 2014 -2020, ngày 29/6, Tập đoàn VNPT và UBND tỉnh Thái Bình đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược về VT-CNTT, xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số và xây dựng đô thị thông minh giai đoạn 2021-2026.

Có thể bạn quan tâm

Hội nghị thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân sẽ được tổ chức đầu tháng 6/2025

Hội nghị thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân sẽ được tổ chức đầu tháng 6/2025

VACOD-HBA dự kiến sẽ phối hợp với Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương tổ chức hội nghị chuyên đề vào đầu tháng 6/2025 tại Bình Thuận. Hội nghị tập trung thảo luận vấn đề áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân một cách hiệu quả nhất…

Sáp nhập tỉnh thành tạo không gian tăng trưởng mới cho nền kinh tế

Sáp nhập tỉnh thành tạo không gian tăng trưởng mới cho nền kinh tế

Tái cấu trúc địa giới hành chính và liên kết vùng kinh tế được xem là một bước đi chiến lược, thể hiện tư duy đổi mới mạnh mẽ của Việt Nam. Tham khảo kinh nghiệm quốc tế là cần thiết, song lắng nghe tiếng nói từ cộng đồng doanh nghiệp mới là yếu tố then chốt để đảm bảo thành công...