Tây Ninh dự kiến đầu tư 4.500 tỷ đồng kết nối giao thông các tỉnh Đông Nam Bộ

Tỉnh Tây Ninh sẽ khởi công xây dựng 3 tuyến đường kết nối Tây Ninh với Bình Dương, Bình Phước và các huyện biên giới vào năm 2021.
Tây Ninh dự kiến đầu tư 4.500 tỷ đồng kết nối giao thông các tỉnh Đông Nam Bộ

Dự kiến năm 2021, tỉnh Tây Ninh sẽ khởi công mới, nâng cấp và mở rộng 3 dự án hạ tầng giao thông từ nguồn ngân sách địa phương và Trung ương, với tổng vốn đầu tư khoảng 4.500 tỷ đồng. Các dự án này từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông của tỉnh, đồng thời kết nối giao thông các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ.

Dự án thứ nhất, đường liên tuyến N8-787B-789 với tổng chiều dài 48km, đi qua địa phận thị xã Trảng Bàng và huyện Dương Minh Châu, kết nối qua tỉnh Bình Dương và Bình Phước.

Dự án có quy mô đầu tư đường cấp 2 với 4 làn xe, cắt ngang mặt đường 21,5m, nền đường 22,5m; một số đoạn trong đô thị được đầu tư tổng bề rộng nền đường là 31m, bao gồm vỉa hè 2 bên. Dự án có 6 cầu bêtông cốt thép, với tổng mức đầu tư dự kiến 3.417,5 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án giai đoạn 2021-2025.

Dự án thứ hai là đường ĐT.794 đoạn từ ngã ba Kà Tum đến cầu Sài Gòn 2, kết nối qua tỉnh Bình phước. Tổng chiều dài tuyến 16km. Mặt đường bêtông ximăng rộng 16,5m, bao gồm 4 làn xe, dải phân cách giữa rộng 0,5m, dải an toàn 1,0m, lề đường rộng 3m mỗi bên, nền đường rộng 22,5m. Dự án dự kiến khởi công năm 2021-2024, với tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng.

Dự án thứ ba là dự án nâng cấp, mở rộng đường ĐT.795 đi qua địa phận 2 huyện biên giới Tân Biên và Tân Châu. Tuyến đường có tổng chiều dài là 36,2km bêtông nhựa, điểm đầu giao với Quốc lộ 22B tại thị trấn Tân Biên, điểm cuối giao với bờ hồ Dầu Tiếng, xã Tân Thành, huyện Tân Châu. Dự án có tổng nguồn vốn đầu tư khoảng 564 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án giai đoạn 2021 - 2024.

Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thanh Ngọc cho biết, ngoài việc ưu tiên đầu tư mở rộng các tuyến đường kết nối với các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Long An..., tỉnh Tây Ninh đang tích cực phối hợp với TP. HCM sớm hoàn thiện các thủ tục cần thiết, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, lựa chọn nhà thầu để sớm khởi công dự án đường cao tốc TP. HCM - Mộc Bài.

Đây là tuyến đường huyết mạch, tạo cú hích cho sự phát triển kinh tế-xã hội, góp phần hoàn thiện hành lang kết nối kinh tế đối ngoại giữa TP. HCM - Mộc Bài - Campuchia.

Liên quan tới cao tốc này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa hướng dẫn TP. HCM nghiên cứu xem xét việc quyết định chủ trương đầu tư của dự án theo hai phương án. Trong đó, dự án có thể được quyết định chủ trương trước hoặc sau thời điểm Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư có hiệu lực (1/1/2021).

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị

Tổng Bí thư Tô Lâm: Không để bất kỳ lợi ích cục bộ, cảm tính cá nhân làm ảnh hưởng tới chất lượng quyết sách

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XIV phải bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tư duy đổi mới, đạo đức trong sáng, hành động quyết liệt vì tập thể, vì nhân dân, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết...

Bước ngoặt xanh quan trọng vì phát triển bền vững

Bước ngoặt xanh quan trọng vì phát triển bền vững

Trong bối cảnh Hà Nội ngày càng đối mặt với áp lực lớn về môi trường, hạ tầng và chất lượng sống đô thị, Chỉ thị số 20/CT-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 12/7/2025 đã đánh dấu một bước ngoặt "xanh" quan trọng...