Tháng 1/2023 có 7 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD

Theo Bộ Công Thương, tháng 1/2023 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 01/2023 ước đạt 25,08 tỷ USD, giảm 13,6% so với tháng trước.

Trong đó, có 7 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, gồm điện thoại và linh kiện; điện tử, máy tính và linh kiện; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; dệt, may; giầy dép; gỗ và sản phẩm gỗ; phương tiện vận tải và phụ tùng, chiếm 66,6% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Trong Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại tháng 1/2023, Bộ Công Thương cho biết, vì đây là tháng có Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán diễn ra trọn trong tháng nên số ngày làm việc ít hơn tháng trước và tháng 01/2022.

Vì thế, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước đều giảm. Tuy nhiên, cán cân thương mại hàng hóa tháng 01/2023 ước tính xuất siêu 3,6 tỷ USD.

Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa khu vực kinh tế trong nước đạt 6,44 tỷ USD, giảm 18%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 18,64 tỷ USD, giảm 12%.

Tháng 1/2023 có 7 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD
Tháng 1/2023 có 7 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD

Về cơ cấu thị trường xuất khẩu tháng 01/2023, hầu hết xuất khẩu sang các thị trường chủ lực của ta đều giảm mạnh.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 7,6 tỷ USD, giảm 28,5%.

Tiếp đến là Trung Quốc với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 4,45 tỷ USD, tăng 14%; EU ước đạt 2,9 tỷ USD, giảm 33,8%; Nhật Bản ước đạt 1,8 tỷ USD, giảm 11,4%; Hàn Quốc ước đạt 1,65 tỷ USD, giảm 18,4%.

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến chế tạo không còn là động lực tăng trưởng của xuất khẩu khi tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này giảm nhiều nhất so với nhóm hàng nông lâm thủy sản và nhiên liệu khoáng sản. Bởi hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đều tạm dừng sản xuất để nghỉ Tết, chỉ trừ một số doanh nghiệp trong ngành giấy, xi măng, thép, phân, đạm, hóa chất và một số sản phẩm chế biến, bánh kẹo... vẫn duy trì sản xuất một sản lượng nhất định do đặc thù dây chuyền sản xuất phải vận hành liên tục của các ngành này.

Một số doanh nghiệp trong các ngành khác như điện tử, ô tô,... vẫn duy trì vận hành một số bộ phận/dây chuyền có tính chất sản xuất liên tục (như dây chuyền sơn tĩnh điện trong các doanh nghiệp ô tô...), tuy nhiên không sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh mới.

Kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng thuộc nhóm ngành công nghiệp chế biến đều giảm so với cùng kỳ năm trước, do đó tổng kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến trong tháng 01/2023 ước giảm 22,7% so với cùng kỳ năm trước, ước đạt 21,52 tỷ USD.

Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 01/2023 ước đạt 21,48 tỷ USD, giảm 21,3% so với tháng trước.

Xem thêm

Xuất khẩu da giày 2023: Kỳ vọng khu vực FTA

Xuất khẩu da giày 2023: Kỳ vọng khu vực FTA

Trong bối cảnh các đơn hàng sụt giảm từ cuối năm 2022, sản phẩm da giày, túi xách đã tiến mạnh sang các thị trường có Hiệp định thương mại tự do (FTA) để tăng tận dụng ưu đãi thuế quan.
Kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu năm 2023 đạt 394 tỷ USD

Kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu năm 2023 đạt 394 tỷ USD

Bộ Công Thương dự kiến chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu năm 2023 đạt mức tăng khoảng 6%. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu năm 2023 dự kiến đạt 393-394 tỷ USD, tương đương tăng thêm khoảng 22 tỷ USD giá trị xuất khẩu hàng hoá so với năm 2022…

Có thể bạn quan tâm