Xuất khẩu thức ăn gia súc năm 2022 tăng ở tất cả các thị trường

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thức ăn gia súc của Việt Nam trong năm 2022 sang các thị trường lớn đều tăng.

Trong đó, riêng tháng cuối cùng của năm 2022, kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc đạt 91,05 triệu USD, tăng 4,2% so với một tháng trước đó (tức tháng 11/2022).

Tại thị trường lớn nhất - tức thị trường Trung Quốc, xuất khẩu thức ăn gia súc tháng 12/2022 giảm 3% so với tháng 11/2022 và giảm 22,8% so với tháng 12/2021, đạt 37,65 triệu USD. Tính chung cả năm 2022 kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc sang thị trường này đạt 443,71 triệu USD, tăng 16,9% so với năm 2021, chiếm 39,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.

Xuất khẩu thức ăn gia súc năm 2022 tăng ở tất cả các thị trường!
Xuất khẩu thức ăn gia súc năm 2022 tăng ở tất cả các thị trường!

Tại thị trường Campuchia – thị trường lớn thứ hai, xuất khẩu thức ăn gia súc năm 2022 tăng 13,1% so với năm 2021, đạt 165,36 triệu USD, chiếm 14,6% trong tổng kim ngạch.

Tại thị trường Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) xuất khẩu thức ăn gia súc năm 2022 tăng 3,9% so với năm trước, đạt 854,54 triệu USD, chiếm 75,7% trong tổng kim ngạch.

Trong khi đó, tại thị trường Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), năm 2022 xuất khẩu sang thị trường này tăng 29,4% so với năm trước, đạt 131,59 triệu USD, chiếm 11,7% trong tổng kim ngạch.

Đối với thị trường Hoa Kỳ - thị trường lớn thứ ba, năm 2022 đạt 136,14 triệu USD, tăng mạnh 47,7% so với năm 2021.

Xem thêm

Xuất khẩu da giày 2023: Kỳ vọng khu vực FTA

Xuất khẩu da giày 2023: Kỳ vọng khu vực FTA

Trong bối cảnh các đơn hàng sụt giảm từ cuối năm 2022, sản phẩm da giày, túi xách đã tiến mạnh sang các thị trường có Hiệp định thương mại tự do (FTA) để tăng tận dụng ưu đãi thuế quan.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.