Thanh Hóa: Ống nước chưa hỏng vẫn chi chục tỷ để thay?

Mặc dù đoạn đường ống nước thô, với chiều dài 4,6 km cung cấp nước từ hồ Yên Mỹ cho KKT Nghi Sơn (đoạn từ trạm bơm cấp 1 đến trạm bơm tăng áp số 1) chưa một lần xảy ra sự cố, thế nhưng Công ty TNHH MTV Sông Chu vẫn đề nghị cho thay mới.
Do đoạn đường ống cốt sợi thủy tinh bị hư hỏng 17km (đoạn từ trạm tăng áp số 1 về hồ Đồng Chùa), thế nên năm 2014 UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 47/QĐ-BQLKKTNS, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình: Đường ống cấp nước thô từ hồ Yên Mỹ về hồ Đồng Chùa gần 217 tỷ đồng. Đoạn 4,6 km còn lại chưa bị hư hỏng, nhưng vẫn được thay mới ngốn ngân sách hàng chục tỷ đồng
Do đoạn đường ống cốt sợi thủy tinh bị hư hỏng 17km (đoạn từ trạm tăng áp số 1 về hồ Đồng Chùa), thế nên năm 2014 UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 47/QĐ-BQLKKTNS, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình: Đường ống cấp nước thô từ hồ Yên Mỹ về hồ Đồng Chùa gần 217 tỷ đồng. Đoạn 4,6 km còn lại chưa bị hư hỏng, nhưng vẫn được thay mới ngốn ngân sách hàng chục tỷ đồng

Dự án đường ống nước thô từ hồ Yên Mỹ về hồ Đồng Chùa có chiều dài toàn tuyến là 22,23km (giai đoạn I công suất 30.000m3/ngày đêm) được UBDN tỉnh Thanh Hóa phê duyệt đầu tư theo Quyết định số 1183/QĐ-UBND do ông Nguyễn Văn Lợi – Chủ tịch UBND tỉnh ký ngày 23/4/2007, với tổng mức đầu tư hơn 85 tỷ đồng. Sau nhiều lần điều chỉnh, tổng kinh phí tăng lên 174 tỷ đồng, sử dụng đường ống D600 cốt sợi thủy tinh kết hợp với ống thép đen.

Đến năm 2012, dự án cơ bản hoàn thành khối lượng và đưa vào vận hành chạy thử, nhưng đã xuất hiện sự cố (đoạn từ trạm tăng áp số 1 về hồ Đồng Chùa, có chiều dài 17 km) như: dịch chuyển trụ đỡ, rò rỉ mối nối, vỡ ống…

Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến đường ống bị hỏng được chỉ ra, trong đó có công tác quản lý, thực hiện dự án và trách nhiệm của các đơn vị tư vấn lập dự án, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công. Đồng thời kết cấu địa chất yếu, gây sụt lún, làm dịch chuyển trụ đỡ cũng là nguyên nhân khách quan gây hư hỏng đoạn ống nước nêu trên.

Đứng trước vấn đề cấp bách về nước cung cấp cho các dự án trong KKT Nghi Sơn, năm 2014, một dự án đường ống nước mới bằng ống HDPE kết hợp ống gang D600 được thay thế đường ống cốt sợi thủy tinh bị hỏng, với tổng mức đầu tư gần 217 tỷ đồng (đoạn từ trạm tăng áp số 1 về hồ Đồng Chùa). Đoạn tuyến đường ống bằng sợi cốt thủy tinh còn lại là 4,6 km được giữ nguyên, vì vẫn vận hành tốt và chưa một lần xảy ra sự cố.

Tháng 7/2015, Công ty TNHH MTV Sông Chu – đơn vị thuộc UBND tỉnh Thanh Hóa được bàn giao tiếp nhận và chịu trách nhiệm quản lý, vận hành công trình tuyến đường ống cấp nước thô từ hồ Yên Mỹ về hồ Đồng Chùa (thuộc KKT Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia).

Gần một năm sau, tháng 4/2016, ông Lê Văn Nhị - Chủ tịch HĐTV Công ty Sông Chu đã báo cáo xin ý kiến và được Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa đồng ý cho phép thay thế đoạn đường ống cốt sợi tủy tinh (đoạn từ trạm bơm cấp 1 tới trạm bơm tăng áp số 1, với chiều dài 4,6km).

Việc thay thế 4,6 km đường ống nước này gây ra rất nhiều bất bình trong dư luận, vì thực tế qua thời gian đưa vào vận hành chưa một lần xảy ra sự cố, hệ thống vẫn đảm bảo được mục tiêu đưa nước thô từ hồ Yên Mỹ về hồ Đồng Chùa để phục vụ nhu cầu về nước cho các dự án trong KKT Nghi Sơn. Trong khi đó, đoạn đường ống nước dài 4,6 km này được thay thế đã tiêu tốn kinh phí lên tới hàng chục tỷ đồng từ ngân sách nhà nước.

Việc thay thế 4,6 km đoạn đường ống nước trong khi đang hoạt động tốt là không cần thiết, gây lãng phí hàng chục tỷ đồng và ai phải chịu trách nhiệm về vấn đề này?

Được biết, hiện vụ việc đang được C03 của Bộ Công an tiến hành điều tra làm rõ.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...