Thanh khoản kỷ lục, VN-Index chính thức vượt mốc 850 điểm

Tổng khối lượng giao dịch phiên hôm nay tại cả sàn HOSE và HNX đạt 625 triệu cổ phiếu, trị giá 20.931 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp trên 17.414 tỷ đồng.
Thanh khoản kỷ lục, VN-Index chính thức vượt mốc 850 điểm

Về cuối phiên giao dịch, thị trường đi theo chiều hướng không thực sự tích cực. Nhóm cổ phiếu trụ cột trên thị trường đã phân hóa rõ nét hơn, trong đó, nhiều cổ phiếu như DBC, GAS, FPT, SAB, VPB… đều lùi xuống dưới mốc tham chiếu và tạo ra áp lực khiến đà tăng của VN-Index bị thu hẹp cũng như đẩy HNX-Index xuống dưới mốc tham chiếu. Khép phiên giao dịch, GAS bất ngờ giảm trở lại 300 đồng (-0,4%) xuống 74.700 đồng/CP sau khi giao dịch rất tích cực ở đầu phiên. VPB giảm 400 đồng (-1%) xuống 39.500 đồng/CP.

Mặc dù vậy nhờ vào lực đỡ của các mã trụ cột khác là PLX, PVD, ROS, VIC… nên VN-Index vẫn duy trì được ở trên mốc 850 điểm. Khép phiên giao dịch, VIC tăng 1.500 đồng (2,48%) lên 62.000 đồng/CP. PVD tăng 800 đồng (4,97%) lên 16.900 đồng/CP và khớp lệnh được 8,7 triệu cổ phiếu.

Tuy nhiên, tâm điểm của thị trường trong phiên hôm nay vẫn là VRE, cổ phiếu này không có giao dịch khớp lệnh nên vẫn duy trì mức giá là 40.550 đồng/CP bất chấp có trên 10,4 triệu cổ phiếu dư mua giá trần luôn chờ sẵn. Tổng khối lượng giao dịch của thỏa thuận của VRE phiên hôm nay đạt gần 415 triệu cổ phiếu, trị giá 16.861,3 tỷ đồng, con số này chiếm đến 82,4% tổng giá trị giao dịch sàn HOSE.

Tổng khối lượng giao dịch phiên hôm nay tại cả sàn HOSE và HNX đạt 625 triệu cổ phiếu, trị giá 20.931 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp trên 17.414 tỷ đồng. Với mức thanh khoản này, đây là một kỷ lục mới của thị trường chứng khoán Việt Nam kể từ ngày thanh lập đến giờ.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 1,24 điểm (0,15%) lên 850,33 điểm. Toàn sàn có 120 mã tăng, 119 mã giảm và 85 mã đứng giá.

HNX-Index giảm 0,26 điểm (-0,25%) xuống còn 104,83 điểm. Toàn sàn 71 mã tăng, 78 mã giảm và 206 mã đứng giá.

Thanh khoản chỉ trong phiên sáng đạt mức cao nhất kể từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam thành lập với tổng khối lượng giao dịch đạt 526 triệu cổ phiếu, trị giá đến 19.144 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm hơn 17.104 tỷ đồng.

Tuy nhiên, nhìn chung giao dịch trên thị trường diễn ra là khá chậm do thanh khoản chủ yếu là nhờ giao dịch thỏa thuận của cổ phiếu VRE. Cổ phiếu này trong phiên sáng đã thỏa thuận lên đến 415 triệu cổ phiếu, trị giá 16.862 tỷ đồng, trong đó, khối ngoại mua vào 396,6 triệu cổ phiếu và bán ra hơn 260,4 triệu cổ phiếu.

Điểm đáng chú ý nữa ở VRE là việc cổ phiếu này chưa có giao dịch khớp lệnh và vẫn dư mua giá trần lên đến hơn 12 triệu cổ phiếu.

rong khi đó, VN-Index phiên sáng tăng điểm khá mạnh nhờ vào lực đẩy của các cổ phiếu trụ cột như PLX, VIC, ROS,… Khép phiên sáng, VIC tăng mạnh 1.500 đồng (2,48%) lên 62.000 đồng/CP. ROS tăng 7.900 đồng (3,94%) lên 208.200 đồng/CP. PLX tăng 1.800 đồng (3,28%) lên 56.600 đồng/CP. Nhóm cổ phiếu dầu khí là GAS, PVD, PVS… cũng giao dịch hết sức tích cực.

Ở chiều ngược lại, SAB đang là gánh nặng của thị trường với việc giảm 4.800 đồng (-1,66%) xuống 285.200 đồng/CP. Một vài mã lớn như FPT, MWG, VPB, MSN, KDC… cũng đều giảm giá nhẹ.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 4,65 điểm (0,54%) lên 853,74 điểm. Toàn sàn có 115 mã tăng, 117 mã giảm và 99 mã đứng giá. Còn HNX-Index bất ngờ giảm 0,24 điểm (-0,23%) xuống còn 104,86 điểm. Toàn sàn có 49 mã tăng, 67 mã giảm và 240 mã đứng giá.

Sau khoảng 1 giờ 15 phút giao dịch, lượng thỏa thuận của VRE đã nâng lên thành hơn 396,2 triệu cổ phiếu, đều ở mức giá 40.600 đồng/CP, tương ứng tổng giá trị là trên 16.000 tỷ đồng. Số cổ phiếu này được khối ngoại thực hiện, trong đó, họ mua vào toàn bộ số cổ phiếu nói trên trong khi bán ra hơn 260 triệu cổ phiếu.

VN-Index đã tăng điểm trở lại và vượt mốc 850 điểm nhờ vào lực đẩy của các cổ phiếu như VIC, PLX, ROS, GAS...

Mọi con mắt của nhà đầu tư chứng khoán trong phiên giao dịch ngày thứ Ba đổ dồn vào VRE, cổ phiếu này ngay từ đầu phiên đã xuất hiện hàng loạt lệnh thỏa thuận với khối lượng lớn. Tính đến thời điểm 9 giờ 30 phút, VRE đã thỏa thuận hơn 129,2 triệu cổ phiếu, trị giá trên 5.247,5 tỷ đồng, trong đó, toàn bộ giao dịch là do khối ngoại thực hiện mua vào, khối ngoại hiện giờ cũng bán ra khoảng hơn 25,8 triệu cổ phiếu VRE. Hiện tại, VRE chưa có giao dịch khớp lệnh và đang đứng ở mức 40.550 đồng/CP trong khi dư mua giá trần hơn 6 triệu cổ phiếu.

Theo thông tin trước khi niêm yết, VRE sẽ thực hiện thương vụ IPO lớn nhất lịch sử tại Việt Nam với quy mô 713 triệu USD. Công ty sẽ chào bán 380,22 triệu cổ phiếu cho các nhà đầu tư định chế và 19 triệu cổ phiếu khác cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ, với mức giá trung bình mỗi cổ phiếu 37.000-40.600 đồng. Quá trình phân phối cổ phiếu theo hình thức dựng sổ (bookbuild).

Quay trở lại với diễn biến của thị trường chung, cả VN-Index và HNX-Index đều đang điều chỉnh giảm điểm trở lại. Các cổ phiếu trụ cột trên thị trường là SAB, VPB, VNM, MWG, PLC, …đều chìm trong sắc đỏ và tạo ra áp lực đẩy cả hai chỉ số lùi xuống dưới mốc tham chiếu. Hiện giờ, SAB đang giảm 4.000 đồng (-1,38%) xuống 286.000 đồng/CP. PLC giảm 1.300 đồng (-4,59%) xuống 27.000 đồng/CP.

Chiều ngược lại, sắc xanh vẫn còn duy trì tương đối tốt trên các mã như ROS, PVD,GAS, PVS, PVC…Trong đó, ROS đang tăng mạnh 1.700 đồng (0,85%) lên 202.000 đồng/CP. GAS tăng 900 đồng (1,2%) lên 75.900 đồng/CP. PVD tăng 400 đồng (2,48%) lên 16.500 đồng/CP. Được biết, giá dầu tăng mạnh hôm thứ 2 do bất ổn địa chính trị ở khu vực Trung Đông sau khi thái tử Mohammed bin Salman mạnh tay thực hiện chiến dịch chống tham nhũng. thông tin này đang có tác động rất tích cực tới nhóm cổ phiếu dầu khí.

Hiện tại, VN-Index giảm 0,14 điểm (-0,02%) xuống 848,95 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 142,7 triệu cổ phiếu, trị giá 5.676,4 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm đến 5.332 ,7 tỷ đồng.

HNX-Index giảm 0,22 điểm (-0,21%) xuống 104,87 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 6,2 triệu cổ phiếu, trị giá 75 tỷ đồng.

Theo Bình An/NDH

>> Gần 300 mã tăng điểm trong phiên sáng, VnIndex bật tăng gần 5 điểm

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...