Thanh khoản thị trường có thể chưa được cải thiện trong năm 2020

Theo VDSC, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều ẩn số khó lường và các nền kinh tế phát triển vẫn khả quan, ít có khả năng dòng tiền lớn từ khối ngoại sẽ đổ vào Việt Nam trong năm 2020, thanh khoản thị trường sẽ chưa có nhiều cải thiện.
Thanh khoản thị trường có thể chưa được cải thiện trong năm 2020

CTCK Rồng Việt (VDSC) vừa công bố báo cáo chiến lược thị trường năm 2020 với dự báo Vn-Index sẽ dao động trong khoảng 950 – 1.120 điểm.

Theo VDSC, so với bức tranh ảm đạm vào đầu năm 2019, chủ yếu do ngoại tác thì năm 2020 có phần khả quan hơn. Trong năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016 – 2020 này, các chỉ số kinh tế của Việt Nam vẫn được duy trì tốt.

Dù vậy, Chính phủ vẫn thể hiện quan điểm nhất quán trong việc kiểm soát chặt chẽ các lĩnh vực có tính đầu cơ cao như bất động sản và chứng khoán. Như vậy, mặc dù tăng trưởng tín dụng sẽ được duy trì tương đương 2020 và lãi suất có khả năng giảm nhưng VDSC không cho rằng thị trường chứng khoán sẽ được hưởng lợi từ diễn biến này.

Ngoài ra, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều ẩn số khó lường, căng thẳng địa chính trị trên toàn cầu và chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và sự phục hồi của các nền kinh tế phát triển đang khiến các thị trường cận biên trở nên kém hấp dẫn.

Do đó, VDSC không hy vọng dòng tiền lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài cũng như trong nước sẽ gia nhập thị trường, giúp Vn-Index tăng mạnh. Thay vào đó, xu hướng tăng chỉ diễn ra ở các nhóm cổ phiếu riêng lẻ thay vì diễn ra trên diện rộng. Năm 2020, do vậy, sẽ tiếp tục là một năm đề cao chiến lược đầu tư chọn lọc từ dưới lên.

VDSC cho rằng các công ty có hoạt động kinh doanh gắn liền với tăng trưởng từ tiêu dùng trong nước và đầu tư cơ sở hạ tầng là những công ty mà các nhà đầu tư có thể xem xét. Bên cạnh đó, một số cổ phiếu lợi tức cổ tức cao sẽ phù hợp cho các nhà đầu tư sợ rủi ro.

Xét về yếu tố cơ bản, Việt Nam đã vượt qua các nước khác trong khu vực về tăng trưởng GDP cũng như kiểm soát lạm phát và tỷ giá hối đoái. Chính phủ đã và đang thực hiện cải cách thể chế và các hành động hỗ trợ nhằm thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nasdaq và S&P 500 giảm do sức ép từ ngành công nghệ

Nasdaq và S&P 500 giảm do sức ép từ ngành công nghệ

Chỉ số Nasdaq và S&P 500 đồng loạt giảm điểm do sự suy yếu của nhóm cổ phiếu công nghệ, trong khi chỉ số Dow Jones tăng nhẹ trong bối cảnh thị trường đang biến động mạnh với thanh khoản bị thu hẹp…

Soi phí các công ty chứng khoán sau khi bị tăng thuế VAT

Soi phí các công ty chứng khoán sau khi bị tăng thuế VAT

Từ ngày 1/7, hàng loạt công ty chứng khoán điều chỉnh tăng phí dịch vụ do nhiều loại hình giao dịch bắt đầu chịu thuế giá trị gia tăng 10% theo quy định mới, khiến nhà đầu tư đối mặt với chi phí cao hơn khi tham gia thị trường...

Chứng khoán Mỹ vượt đỉnh lịch sử

Chứng khoán Mỹ vượt đỉnh lịch sử

S&P 500 và Nasdaq thiết lập mức đóng cửa cao nhất mọi thời đại và đánh dấu quý tăng trưởng mạnh nhất trong hơn một năm nhờ sự lạc quan về các thỏa thuận thương mại và kỳ vọng Fed sẽ sớm cắt giảm lãi suất…

Ông chủ Masan trở lại đường đua tỷ phú USD

Ông chủ Masan trở lại đường đua tỷ phú USD

Sau cú tăng tốc ấn tượng của cổ phiếu MSN, ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Tập đoàn Masan, chính thức trở lại danh sách tỷ phú USD của Forbes với tài sản ước tính 1,1 tỷ USD, đánh dấu màn tái xuất ngoạn mục sau nhiều lần "ra vào" bảng xếp hạng...