Thanh tra Chính phủ: Chuẩn bị xác minh ngẫu nhiên tài sản của 30 cán bộ trung ương

30 cán bộ, công chức ở 7 bộ ngành, đơn vị trung ương có phụ cấp chức vụ từ 0,9 trở lên sẽ được Thanh tra Chính phủ lựa chọn ngẫu nhiên để xác minh tài sản thu nhập trong những ngày tới.
Thanh tra Chính phủ: Chuẩn bị xác minh ngẫu nhiên tài sản của 30 cán bộ trung ương

Kế hoạch của Thanh tra Chính phủ thực hiện theo Luật phòng chống, tham nhũng 2018 và các quy định liên quan về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.

7 bộ ngành được Thanh tra chính phủ lựa chọn để xác minh là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.

Tại các đơn vị này, Thanh tra Chính phủ sẽ chọn ngẫu nhiên 30 cán bộ, công chức có phụ cấp chức vụ từ 0,9 trở lên để xác minh tài sản. Trong đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chọn 8 người, Bộ Tài nguyên và Môi trường 5 người, Bộ Xây dựng 5 người, các bộ ngành còn lại mỗi đơn vị 3 người. Nội dung thanh tra là xác minh tính trung thực, đầy đủ của bản kê khai tài sản và tính trung thực trong bản giải trình về nguồn gốc của tài sản thu nhập tăng thêm.

7 đơn vị trên tương đương yêu cầu 20% tổng số cơ quan, đơn vị nằm trong thẩm quyền quản lý về kiểm soát tài sản thu nhập (TSTN) của Thanh tra Chính phủ theo Nghị định 130/2020, và nằm trong định hướng đã được Thủ tướng phê duyệt.

Tại 7 đơn vị trên, cũng theo quy định, phải chọn ngẫu nhiên tối thiểu 10% tổng số người có nghĩa vụ kê khai hằng năm tại mỗi cơ quan, tổ chức, trong đó phải có ít nhất một người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu.

Theo kế hoạch, danh sách người được xác minh sẽ lựa chọn ngẫu nhiên bằng hình thức bốc thăm. Việc bốc thăm do Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp cùng Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đơn vị liên quan.

Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, Nghị định 130/2020 của Chính phủ và Quyết định 56-QĐ/TW năm 2022 của Bộ Chính trị quy định công tác xác minh TSTN được phân luồng cho khoảng 890 cơ quan kiểm soát TSTN trên cả nước theo nguyên tắc phân cấp cán bộ. Theo đó Thanh tra Chính phủ được phân cấp kiểm soát TSTN của những người có phụ cấp chức vụ từ 0,9 trở lên công tác tại các cơ quan Chính phủ; người đứng đầu và cấp phó các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng thành lập hoặc phê duyệt điều lệ; người đứng đầu và cấp phó cũng như thành viên các cơ cấu lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước; và người công tác tại chính cơ quan Thanh tra Chính phủ. Trừ những người thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...