Thanh tra việc sử quản lý và thoái vốn của Vinataba trong giai đoạn 2013 - 2017

Thanh tra Chính phủ vừa có quyết định thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản, thoái vốn và tái cơ cấu tại Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba).
Thanh tra việc sử quản lý và thoái vốn của Vinataba trong giai đoạn 2013 - 2017

Theo kế hoạch, đoàn sẽ thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản, thoái vốn và tái cơ cấu tại Vinataba trong giai đoạn 1/2013 - 12/2017. Nếu cần thiết, quá trình thanh tra sẽ được mở rộng đến giai đoạn trước và sau khoảng thời gian trên. 

Đoàn thanh tra gồm 9 thành viên, do ông Đặng Hùng Sơn - Phó cục trưởng Cục Phòng chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) làm trưởng đoàn, ông Trần Trung Sơn, Thanh tra viên chính, Trưởng phòng 1, Cục Phòng chống tham nhũng – Thanh tra Chính phủ, làm Phó trưởng đoàn.

7 thành viên còn lại gồm: Bà Mai Thị Kim Hoa (Thanh tra viên chính), bà Nguyễn Thị Luyên (Thanh tra viên chính), ông Trần Anh Tuấn (Thanh tra viên chính), ông Phạm Văn Thành (Thanh tra viên chính), bà Lê Thị Vân Anh (Thanh tra viên chính), ông Đinh Đức Hưng (Thanh tra viên), ông Nguyễn Văn Diễn (Chuyên viên).

Đoàn thanh tra sẽ làm việc tại Vinataba trong 70 ngày, không kể ngày nghỉ, lễ theo quy định. 

Trước đó, báo cáo Kiểm toán Nhà nước cho thấy nhiều sai phạm trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại Vinataba. Công ty mẹ - Vinataba, Công ty Thuốc lá Thăng Long (Vinataba Thăng Long) đã góp vốn hoặc chậm thoái vốn trong lĩnh vực bất động sản không đúng quy định pháp luật.

Năm 2017, Vinataba dành 3,78 tỷ đồng để chia lương cho 11 lãnh đạo quản lý, trong đó có 10 người chuyên trách. Ngoài ra, các lãnh đạo quản lý tại doanh nghiệp còn được thưởng 138,6 triệu đồng. Tổng cộng, mỗi lãnh đạo chuyên trách Vinataba nhận khoảng 517 triệu đồng lương, thưởng năm 2017.

Năm 2018, doanh nghiệp này dự kiến nâng tổng quỹ lương lãnh đạo thêm một tỷ đồng, lên 4,79 tỷ. Trong đó, 4,75 tỷ đồng là quỹ lương dành cho 10 người chuyên trách, 93 triệu đồng cho người không chuyên trách.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.