Thêm một cơ quan bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng được thành lập

Viện Nghiên cứu Pháp luật bảo vệ Doanh nghiệp và Người tiêu dùng vừa chính thức ra mắt ngày 15/06/2022, tại Hội trường Trung tâm Hội nghị Thành Ủy TP. Hồ Chí Minh.

Tham dự buổi ra mắt có ông Thang Văn Phúc – Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội Vụ; ông Nguyễn Minh Hồng – Nguyên Thứ trưởng Bộ TTTT; ông Nghiêm Vũ Khải – Đại biểu quốc hội khóa XI,XII,XIV, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, cùng lãnh đạo các Sở, ban, ngành tại Tp.HCM và hơn 400 chủ doanh nghiệp tại nhiều tỉnh, thành trong khắp cả nước.

Viện Nghiên cứu Pháp luật bảo vệ Doanh nghiệp và Người tiêu dùng được thành lập nhằm tập hợp các nhà khoa học, các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực chính sách, pháp luật, doanh nhân, doanh nghiệp và tiêu dùng; Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, doanh nhân và người tiêu dùng nhằm phát triển doanh nghiệp và bảo vệ người tiêu dùng.

Sự ra đời của cách mạng công nghiệp 4.0 khiến phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở nước ta phát triển bùng nổ. Những xu hướng công nghệ, mô hình kinh doanh mới, lạ, hiệu quả vượt trội hình thành như vũ bão. Tuy nhiên, khó khăn của các mô hình doanh nghiệp đổi mới sáng tạo chính là rào cản pháp lý chưa kịp điều chỉnh phù hợp. Hiểu được khó khăn này, Viện Nghiên cứu Pháp luật bảo vệ Doanh nghiệp và Người tiêu dùng quyết định ra mắt Hội đồng Khoa học và Pháp lý. Đây là địa chỉ tin cậy giúp cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp gỡ rối trong mọi vấn đề khó khăn liên quan đến pháp lý và hoạt động kinh doanh.

VSBC hiện sở hữu cộng đồng hơn 67,000 thành viên
VSBC hiện sở hữu cộng đồng hơn 67,000 thành viên

Viện Nghiên cứu Pháp luật bảo vệ Doanh nghiệp và Người tiêu dùng được thành lập nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ: Tập hợp các nhà khoa học, các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực chính sách, pháp luật, doanh nhân, doanh nghiệp và tiêu dùng; Thực hiện các chương trình, dự án trong lĩnh vực chính sách, pháp luật, quản trị doanh nghiệp, doanh nhân, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, chất lượng hàng hóa tiêu dùng; Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, doanh nhân và người tiêu dùng nhằm phát triển doanh nghiệp và bảo vệ người tiêu dùng; Xây dựng tạp chí, tạp chí điện tử theo quy định của Luật Báo chí; Xây dựng các đơn vị trực thuộc, các tổ chức thiện nguyện, quỹ thiện nguyện góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; Tư vấn, phản biện các vấn đề liên quan đến chính sách, pháp luật, quản trị doanh nghiệp, doanh nhân, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, chất lượng hàng hóa tiêu dùng; Tuyên truyền, phổ biến kiến thức; Tổ chức hội nghị, hội thảo; Tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cho các tổ chức, cá nhân; In ấn, phát hành các ấn phẩm, các tài liệu có liên quan và hợp tác, liên kết với các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Viện.

Hưởng ứng phong trào “Khởi Nghiệp Quốc Gia” do Chính phủ phát động, nhân dịp này Viện Nghiên cứu Pháp luật bảo vệ Doanh nghiệp và Người tiêu dùng cũng công bố và trao quyết định thành lập Câu lạc bộ Doanh nhân khởi nghiệp Việt Nam (VSBC).

Sau hơn 1 năm thực hiện các hoạt động kết nối giao thương, VSBC hiện sở hữu cộng đồng hơn 67,000 thành viên. VSBC là một tổ chức xã hội, hoạt động hoàn toàn phi lợi nhuận và là cộng đồng doanh nhân trên nền tảng digital đầu tiên, lớn nhất vận hành theo mô hình xã hội hóa công tác quản trị về cả 63 tỉnh, thành phố với mục đích hỗ trợ, thúc đẩy hệ sinh thái startup ở Việt Nam bền vững hơn, góp phần hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia. Với mô hình xây dựng cộng đồng doanh nhân cùng khởi nghiệp – VSBC hứa hẹn sẽ là vườn ươm hiệu quả giúp các “hạt mầm” startup vượt qua được các giai đoạn đầu đời non nớt và phát triển mạnh mẽ.

Xem thêm

"Chắp thêm cánh" cho giấc mơ khởi nghiệp Việt Nam

"Chắp thêm cánh" cho giấc mơ khởi nghiệp Việt Nam

Chia sẻ với Thương Gia, bà Nguyễn Thị Tuyết Minh cho biết, mặc dù phụ trách hai tổ chức với tên gọi khác nhau nhưng cả hai đều có chung một mối quan tâm đó là “hỗ trợ những người có khát vọng khởi nghiệp và sáng lập DN Việt Nam”.

Có thể bạn quan tâm