Thêm số di động tiếp nhận phản ánh vi phạm ATTP dịp Tết

Cục Cục An toàn thực phẩm vừa bổ sung số điện thoại di động 091.181.1556 để tiếp nhận thông tin phản ánh vi phạm về an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017.
Thêm số di động tiếp nhận phản ánh vi phạm ATTP dịp Tết

Theo đó, mọi cá nhân và đơn vị khi phát hiện nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm có thể gọi điện đến đường dây nóng hoặc gửi mail đến địa chỉ đã được Cục ATTP công bố để phản ánh. Đơn vị này sẽ có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý thông tin, giao các đơn vị chức năng kiểm tra, xử lý thông tin mà người dân phản ánh.

Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), việc lập đường dây nóng sẽ có sự tham gia, hưởng ứng của đông đảo người dân. Với sự đồng hành của cộng đồng trong việc giám sát thì những vụ việc vi phạm về ATTP sẽ được phát hiện, vấn đề an toàn thực phẩm sẽ được đảm bảo hơn. Thực tế thời gian qua, có rất nhiều vụ việc liên quan đến vi phạm an toàn thực phẩm là do người dân phát hiện, phản ánh.

"Ông Phong cho biết, dù nhận được bất cứ thông tin phản ánh gì về thực phẩm bẩn, cơ quan chức năng cũng phải đi giải quyết, xác minh. Thông tin có thể đúng, có thể chưa đúng như phản ánh, nhưng bắt buộc phải đi xác minh thông tin để có trách nhiệm với người tiêu dùng.

Trước đó, vào tháng 9/2016, Cục ATTP đã thiết lập đường dây nóng tiếp nhận phản ánh vi phạm về an toàn thực phẩm với số điện thoại: 043.232.1556 và hòm thư điện tử: tiepnhantinvipham@vfa.gov.vn. Đến nay, Cục ATTP tiếp tục bổ sung thêm số điện thoại di động 091.181.1556 để tiếp nhận thông tin phản ánh vi phạm về an toàn thực phẩm.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.