Thép Việt không bị áp Thuế chống bán phá giá vào Mỹ

Uỷ ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC) vừa phán quyết không áp thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với ống thép các-bon (mã HS 7306) từ Việt Nam sang Mỹ.
Thép Việt không bị áp Thuế chống bán phá giá vào Mỹ

Ống thép các-bon của Việt Nam không bị đánh thuế chống bán phá giá khi vào Mỹ

USITC kết luận, sản lượng ống thép hàn các-bon nhập khẩu từ Việt Nam không gây ra mối nguy hại nào đối với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Mỹ. Theo mức độ xuất khẩu mặt hàng ống thép các-bon mấy năm gần đây, sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam không vượt quá ngưỡng sản lượng không đáng kể 3%. Do đó, cần chấm dứt điều tra và không áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam.

Trong khi đó, hàng ống thép xuất khẩu từ các nước như UAE, Pakistan và Oman đều phải chịu thuế CBPG vào thị trường Mỹ. Đây là tin rất tích cực đối với các doanh nghiệp xuất khẩu ống thép Việt Nam khi có lợi thế không phải chịu thuế CBPG vào Mỹ.

Tập đoàn Hoà Phát vừa phát đi thông cáo cho hay, phán quyết nêu trên là tin vui cho doanh nghiệp. Theo đó, quy định về việc đặt cọc tiền khi nhập khẩu ống thép hàn từ Việt Nam nói chung và Hòa Phát nói riêng vào Hoa Kỳ sẽ được hủy bỏ. Đây cũng là điều Hòa Phát rất mong muốn, bởi đây là thị trường mà tập đoàn đánh giá cao và nhiều tiềm năng tăng trưởng trong tương lai. Với năng lực sản xuất hơn 600.000 tấn/năm, ống thép Hoà Phát sẽ có thêm lợi thế cạnh tranh khi vào thị trường Mỹ và thu về hàng chục triệu USD mỗi năm.

“Kết quả trên là nhờ sự quyết tâm theo đuổi đến cùng vụ việc của các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có Ống thép Hòa Phát. Đây là bài học kinh nghiệm điển hình khi tham gia thương mại toàn cầu, đặc biệt là trong quan hệ kinh tế với các đối tác Hoa Kỳ. Phán quyết của USITC cũng chứng tỏ các doanh nghiệp Việt Nam đang dần lớn mạnh, sẵn sàng đương đầu với những thử thách trên thị trường quốc tế”- Hoà Phát nhấn mạnh.

Mỹ là một trong những thị trường xuất khẩu trọng điểm của Ống thép Hòa Phát. Trong vụ việc này, Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát đã tham gia với tư cách bị đơn tự nguyện. Phán quyết của USITC nói trên rất có lợi cho Công ty ống thép Hòa Phát trong việc thúc đẩy xuất khẩu ống thép vào thị trường Mỹ trong thời gian tới khi không cần phải đặt cọc tiền khi xuất hàng. Còn các nhà nhập khẩu có thể nhập khẩu ống thép hàn của Hòa Phát vào Hoa Kỳ mà không cần đặt cọc cũng như không phải chịu thuế chống bán phá giá.

Hải Hà

Có thể bạn quan tâm

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

Trí tuệ nhân tạo (AI) thúc đẩy các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, gây áp lực lớn lên hạ tầng đám mây. Theo ghi nhận, tỷ lệ các cuộc tấn công tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các cuộc tấn công do AI tạo ra được xác định là yếu tố thúc đẩy chính...

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Giá Bitcoin đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục, được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà đầu tư tổ chức và chính sách ủng hộ tiền số từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump….

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

Khi cơ sở hạ tầng đang bước vào giai đoạn chuyển dịch mạnh mẽ thì trí tuệ nhân tạo (AI) có thể nhân đôi áp lực hoặc trở thành chìa khoá giải quyết các vấn đề - Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự thích ứng của doanh nghiệp trước thời cuộc...

Tính đến giữa năm 2025, thị trường tài sản mã hóa toàn cầu đã vượt mốc 2.000 tỷ USD

Thị trường tài sản mã hóa: Thí điểm để khai mở tương lai

Trong hành trình kiến tạo một nền kinh tế số hiện đại, việc Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, khẩn trương xây dựng và trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm thị trường tài sản mã hóa là một bước đi vừa táo bạo, vừa rất cần thiết...