Thị thực 'ngáng' đường du lịch: Muốn đón khách, phải mở cửa

Chính sách thị thực thông thoáng chính là chìa khóa mở cửa cho ngành du lịch phát triển. Muốn thu hút du khách đến VN, yêu cầu đầu tiên là phải "mở cửa".
Thị thực 'ngáng' đường du lịch: Muốn đón khách, phải mở cửa

Mở đúng cửa

Không chỉ quá khắt khe về việc miễn visa cho du khách quốc tế, chính sách thị thực hiện nay của VN còn nhiều bất cập. Đơn cử danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ được miễn thị thực vào VN hiện nay tập trung vào những thị trường ít tiềm năng và ngược lại. Ông Phạm Văn Du, giám đốc một công ty lữ hành chuyên đón khách châu Âu, dẫn chứng các nước như Brunei, Na Uy, Belarus, Phần Lan, Đan Mạch... không phải thị trường mà du lịch VN đang hướng đến. Trong số hơn 12,9 triệu khách đến VN năm 2017, chỉ có 18.236 khách đến từ Phần Lan; 24.293 khách từ Na Uy; 34.720 khách của Đan Mạch, còn Belarus thì không đáng kể.

Trong khi nhiều ngành kinh tế khác đang vật lộn với nhiều khó khăn, rào cản để đưa sản phẩm ra nước ngoài, thì chính chúng ta lại đang khép cánh cửa, chặn dòng tiền vào nội địa từ du khách quốc tế. Ông Phạm Văn Du, Giám đốc một công ty lữ hành cho biết.

Trong khi đó, khách từ một số thị trường tiềm năng lớn như Ấn Độ, Áo, Thụy Sĩ lại đang kêu ca rất nhiều về vấn đề visa của VN. Ông Du nhận xét, khách Áo rất thích VN. Minh chứng là dân số của họ chỉ bằng 1/6 Đức nhưng lượng khách đến VN không hề thua kém. Tuy nhiên việc phải làm các thủ tục visa, trả phí ngoài lề cao khiến họ thường xuyên phàn nàn. “Khách Áo, Ấn Độ, Thụy Sĩ đều từ trung lưu trở lên, mức chi tiêu rất lớn. Mỗi ngày ở VN, tổng chi của đối tượng khách này có thể đạt tới gần 200 USD/người. Trong khi nhiều ngành kinh tế khác đang vật lộn với rất nhiều khó khăn, rào cản để đưa sản phẩm ra nước ngoài, kiếm từng đồng ngoại tệ về VN thì chính chúng ta lại đang khép cánh cửa, chặn dòng tiền vào nội địa từ du khách quốc tế”, ông Du nói và đề nghị cần nhanh chóng có nghiên cứu cụ thể, đưa ra mục tiêu, tiêu chí rõ ràng về các thị trường du lịch tiềm năng, cần chú trọng khai thác để khuyến khích bằng các chính sách thông thoáng, trong đó có chính sách visa, “mở” nhưng phải đúng “cửa”.

Được biết, Tổng cục Du lịch cũng đang xem xét bổ sung thêm 6 nước vào diện miễn visa du lịch gồm: Canada, Úc, New Zealand, Bỉ, Thụy Sĩ, Hà Lan vì cho rằng đây là nhóm nước có tiềm năng du lịch ra nước ngoài lớn.

Kích hoạt nhiều ngành kinh tế

Không chỉ tác động mạnh đến khả năng thu hút khách du lịch, TS Lương Hoài Nam, Hội đồng tư vấn du lịch, cho rằng chính sách visa còn tác động trực tiếp đến việc thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào VN qua các kênh. Ví dụ chương trình "Ngôi nhà thứ 2" (Second home tourism) khuyến khích người nước ngoài mua bất động sản ở Malaysia. Tại VN, sau khi chính sách mở cửa cho Việt kiều và người nước ngoài được mua nhà ở VN, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào phân khúc này để đón đầu chính sách. Nhưng chính sách này không thể phát huy hết hiệu quả khi người mua bất động sản cần phải xin visa để về “ngôi nhà thứ hai” của mình. “Bất động sản là thứ người nước ngoài bỏ tiền ra mua, nhưng không thể mang ra khỏi VN. Để khuyến khích họ mua, cần có những chính sách phù hợp, kể cả về visa. Nếu chính sách visa của VN chưa thể thoáng được như Malaysia, Singapore, thì ít nhất cũng cần được như Thái Lan”, ông Nam nói.

Trước mắt, cần cải thiện một số chính sách đã có như tăng số ngày miễn visa từ 15 lên 30 ngày cho công dân 12 nước đã được miễn visa để phù hợp với độ dài các tour xuyên Việt và số ngày nghỉ phép của du khách; Kéo dài thời hạn các chương trình miễn visa du lịch hiện là “từng năm” lên 5 năm hoặc 10 năm để các DN hàng không, du lịch yên tâm đầu tư mạnh vào các hoạt động xúc tiến du lịch tại các thị trường. “Bên cạnh đó, bỏ quy định mỗi lần nhập cảnh phải cách ngày xuất cảnh khỏi VN lần trước ít nhất 30 ngày vì quy định này vô hiệu hóa khả năng biến VN thành một trung tâm hàng không và du lịch đường dài. Ngoài ra, cần tiếp tục theo đuổi để hiện thực hóa ý tưởng “Một visa - Nhiều điểm đến” trong Tiểu vùng CLMV (Campuchia - Lào - Myanmar - VN) mà nước ta có vai trò quan trọng”, ông Nam đề xuất.

Sở Du lịch TP.HCM mới đây cũng tiếp tục kiến nghị Chính phủ tăng thời gian miễn thị thực từ 15 ngày lên 21 hoặc 30 ngày cho du khách đến từ 12 nước đang được miễn thị thực. Càng kéo dài thời gian lưu trú của khách càng giúp du lịch TP nói riêng cũng như toàn ngành nói chung càng thu được nhiều ngoại tệ tại chỗ. Sở này cũng cho rằng việc miễn thị thực cho du khách từ 5 nước Tây Âu gồm Anh, Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha trong 2 năm qua đã có tác động tốt đến thị trường, giúp lượng khách tăng 14%/năm. Vì vậy, cơ quan này đề nghị tăng thời gian thí điểm miễn thị thực lên 5 năm thay vì xét theo từng năm như hiện nay hoặc cho phép miễn dài hạn để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư, chủ động xây dựng sản phẩm, có đủ điều kiện, thời gian cho các hoạt động quảng bá.

Bà Trần Thị Bảo Thu, Giám đốc tiếp thị - truyền thông Công ty Fiditour, cho rằng: “Cần bỏ quy định người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 6 tháng và phải cách thời điểm xuất cảnh VN lần trước ít nhất 30 ngày. Quy định này khiến các tour du lịch nối nhiều điểm đến mà các doanh nghiệp lữ hành đang tích cực quảng bá không thể thực hiện được”.

Theo Thanh Niên

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…