Thị trường chứng khoán Việt Nam đang quá nóng

Theo Bloomberg ghi nhận, Việt Nam là thị trường phát hành cổ phiếu sôi động nhất năm qua, không những không có dấu hiệu chậm lại mà thậm chí còn đang tăng tốc.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang quá nóng

Thị trường chứng khoán Việt Nam bùng nổ những thương vụ IPO với hàng loạt thỏa thuận được công bố, bao gồm cả những thương vụ có thể cán mốc 2 tỷ USD.

Mới đây, Vinhomes mới đây đã thu hút 1,3 tỷ USD từ GIC, quỹ đầu tư nhà nước Singapore. Kế hoạch niêm yết cổ phiếu của Vinhomes dự báo sẽ có giá trị lớn nhất từ trước đến nay.

Vào tháng 10 năm ngoái, Vincom Retail, nhà khai thác trung tâm mua sắm cũng đã được nhà đầu tư nước ngoài giao dịch 708 triệu USD, lớn nhất từ trước tới nay của Việt Nam.

Tuy nhiên, Techcombank có thể nhanh chóng chiếm lĩnh vị trí này với một đợt chào bán cổ phiếu dự tính lên đến 21.000 tỷ đồng. Một lần nữa, GIC lại là một nhà đầu tư quan trọng.

Các nhà đầu tư đang tỏ ra thận trọng hơn đối với các thương vụ thoái vốn nhà nước. Chính phủ mong muốn tận dụng tình hình sôi động của thị trường chứng khoán để chào bán cổ phần doanh nghiệp nhà nước với mức giá cao nhưng rất ít nhà đầu tư quan tâm.

Công ty cung cấp dịch vụ truyền hình trả phí lớn thứ hai Việt Nam, VTVCab, đã phải hủy bỏ đợt IPO tuần trước bởi chỉ có duy nhất 1 nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần. Công ty xây dựng thủy điện thuộc sở hữu Nhà nước, Tổng công ty Sông Đà, đang giao dịch ở mức giá thấp hơn 28% so với giá IPO hồi tháng 12 năm ngoái. Cổ phiếu của Tổng Công ty Phát điện 3 mất tới 35% giá trị từ đợt IPO hồi tháng 2 vừa qua.

Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang duy trì tăng trưởng tốt. GDP đã tăng trưởng 7,4% trong quý 1/2018, cao nhất trong một thập kỷ. 

Hiện tại, thị trường chứng khoán Việt Nam đang bùng nổ nhờ vào lượng tiền lớn từ bên ngoài. Có lẽ, rủi ro lớn nhất với Việt Nam là các cổ phiếu đang trở nên đắt đỏ. 15 cổ phiếu Việt Nam lọt rổ MSCI sẽ thu được nhiều lợi nhất nếu Việt Nam bước chân vào danh sách các thị trường mới nổi. Vấn đề là, dù tăng 70% trong năm ngoái nhưng P/E của các cổ phiếu này ở mức 30 lần.

Với việc Tổng thống Donald Trump đánh tiếng về chuyện sẽ tái gia nhập TPP, Việt Nam có lẽ sẽ thực sự trở thành trung tâm sản xuất mới tại Châu Á. Song thị trường dường như đang tỏ ra quá lạc quan với thông tin này.

Một chỉ số có giá cao hơn cả các cổ phiếu công nghệ ở sàn giao dịch Thẩm Quyến thì sẽ không có chỗ cho bất kỳ sai lầm nào. Chỉ cần nhà đầu tư chọn nhầm thời điểm là sẽ lập tức bị “bỏng” bởi thị trường đang quá nóng này.

>> Thị trường chứng khoán: Vốn ngoại sẽ vẫn chọn Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...