Thị trường Mẹ và bé tại Việt Nam với tiềm năng phát triển rộng mở

Thị trường Việt Nam được ví như là chiếc “bánh tỷ đô” với nhiều tiềm năng thế mạnh và cơ hội rộng mở để doanh nghiệp Thái Lan tiếp cận đầu tư…

Thị trường Mẹ và bé tại Việt Nam với tiềm năng phát triển rộng mở
Thị trường Mẹ và bé tại Việt Nam với tiềm năng phát triển rộng mở

Chiều ngày 24/7, tại khách sạn Diamond Westlate Suites (số 96 Tô Ngọc Vân, Hà Nội) đã diễn ra buổi toạ đàm với chủ đề kết nối giao thương các doanh nghiệp ngành hàng Mẹ và bé (Moms and kids Business Matching) 2024. Sự kiện do Văn phòng thương mại Đại sứ quán Vương quốc Thái Lan tại Hà Nội phối hợp cùng Công ty Vinexad (Bộ Công Thương) tổ chức.

Tham dự buổi toạ đàm về phía Đại sứ quán Thái Lan có bà Taneeya Foocharoen, Tham tán Thương mại; ông Amnat Chulajata, Tham tán đầu tư; về phía khách mời có bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam – VACOD cùng đông đảo các doanh nghiệp đến từ Vương quốc Thái Lan.

Tại buổi toạ đàm với vai trò là diễn giả bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam – VACOD đã chia sẻ về tiềm năng, thế mạnh của thị trường bán lẻ ngành hàng Mẹ và bé tại Việt Nam, cơ hội mở rộng kết nối và phát triển quan hệ hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong Hiệp hội VACOD với các doanh nghiệp Thái Lan.

THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM LÀ “CHIẾC BÁNH TỶ ĐÔ”

Chia sẻ tại buổi toạ đàm bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Phó Chủ tịch Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam – VACOD nhấn mạnh, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số và sự chuyển dịch mạnh mẽ việc mua sắm trên các sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, tiktok, Facebook, instagram...) không chỉ tác động lên toàn bộ thị trường hàng hóa nói chung mà ngành hàng Mẹ và Bé tại Việt Nam cũng đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết.

2-8038.png
Bà Taneeya Foocharoen - Tham tán Thương mại, Đại Sứ Quán Vương Quốc Thái Lan và Bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam – VACOD (áo xanh) chia sẻ tại buổi toạ đàm.

Được mệnh danh là “Chiếc bánh tỷ đô” thị trường nội địa tại Việt Nam thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước giành lấy thị phần, đồng thời cũng sẽ chứng kiến những cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các thương hiệu lâu năm và những “làn gió mới” gia nhập thị trường.

“Theo số liệu từ Tổng cục Thống Kê, ước tính mỗi năm Việt Nam sẽ có khoảng 1,56 triệu trẻ em chào đời (trở thành quốc gia có tỷ lệ hộ gia đình có trẻ em cao nhất Đông Nam Á). Việt Nam hiện đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, nhóm dân số trong độ tuổi từ 15- 59 tuổi chiếm 62,2% năm 2023. Đặc biệt, thế hệ Gen Z - người tiêu dùng “kiểu mới” đã và đang bước vào độ tuổi làm cha mẹ và dần trở thành lực lượng người tiêu dùng chính của ngành hàng này, hứa hẹn sẽ là lực lượng khách hàng tiềm năng cho ngành trong tương lai”, bà Thuỷ cho biết thêm.

Đặc biệt, trong những năm trở lại đây, chuỗi cửa hàng mẹ và bé đang ngày càng mở rộng mạnh mẽ, dẫn dắt tăng trưởng của kênh bán lẻ nói chung, Theo nghiên cứu của Wordpanel Division Household Panel tại 4 thành phố và Nông thôn Việt Nam, năm 2023 phần trăm tăng trưởng giá trị của chuỗi cửa hàng mẹ và bé tại Việt Nam đã tăng 31% so với năm 2022.

Với hệ thống cửa hàng rộng khắp và hoạt động trong một thị trường còn nhiều dư địa, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh này đạt được doanh thu hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Thị trường mẹ và bé Việt Nam cũng được VnDirect nhận định có quy mô lớn nhưng hiện 80% thuộc về các cửa hàng nhỏ. Đây chính là những minh chứng cho thấy Việt Nam đã và đang là thị trường tiềm năng bậc nhất đối với các nhà đầu tư, các Doanh nghiệp quan tâm.

NGƯỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM COI TRỌNG YẾU TỐ THƯƠNG HIỆU NHƯNG DỄ DÀNG TIẾP NHẬN CÁI MỚI

Chia sẻ tại buổi toạ đàm, bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Phó Chủ tịch VACOD nhận định, đặc thù của ngành hàng Mẹ và Bé ở Việt Nam là người tiêu dùng không quá quan tâm về giá cả, mà chú trọng đến chất lượng và nguồn gốc sản phẩm nhiều hơn. Khi mức thu nhập đầu người ngày càng tăng lên thì các ông bố bà mẹ tại Việt Nam ngày càng đòi hỏi chất lượng sản phẩm và giá thành hợp lý.

Những ông bố bà mẹ Gen Z năng động, mong muốn thể hiện cái tôi nhiều hơn nên hiểu rằng con cái cần phải chăm sóc cả bên trong lẫn bên ngoài bởi những sản phẩm uy tín chất lượng, sản phẩm có nguyên liệu tự nhiên, an toàn cho hệ miễn dịch nhạy cảm của trẻ, thân thiện, “xanh hóa” môi trường, các sản phẩm có tác động tích cực, không gây ô nhiễm và không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người sẽ được Gen Z ưu tiên lựa chọn.

Được mệnh danh là những "công dân thời đại kỹ thuật số" và sự tiếp cận sớm với kho kiến thức khổng lồ trên Internet khiến Gen Z không những kế thừa được nền tảng của thế hệ đi trước mà còn dễ dàng tiếp thu, học hỏi cái mới - đây là điểm cực kì khác biệt giữa thế hệ Gen Z và các thế hệ trước.

Đây được coi là 1 trong những lợi thế cho Doanh nghiệp Thái Lan khi tiếp cận thị trường Việt Nam, việc dễ dàng đón nhận những thông tin và sản phẩm thương hiệu mới qua nhiều kênh sẽ tăng cơ hội tiếp cận khách hàng, mở rộng phát triển thị trường cho Doanh nghiệp, góp phần tiết kiệm chi phí phân tích, nghiên cứu, quảng bá sản phẩm.

THỊ TRƯỜNG MẸ VÀ BÉ VIỆT NAM LUÔN MỞ CỬA VỚI DOANH NGHIỆP THÁI LAN

Theo Phó chủ tịch thường trực VACOD Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Thái Lan không phải nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam, nhưng trong lĩnh vực bán lẻ, doanh nghiệp Thái Lan nắm nhiều thị phần chi phối. Có thể kể đến như Central Group và TCC Group là hai cái tên nổi bật nhất, đang nắm giữ những chuỗi siêu thị có quy mô lớn tại thị trường Việt Nam.

“Theo các chuyên gia, so với các doanh nghiệp từ châu Âu, Hàn Quốc, Nhật, các tập đoàn Thái Lan được đánh giá có một số ưu thế hơn về vị trí địa lý, sự tương đồng về văn hoá. Hiện nay, một số mặt hàng của Thái Lan trong những năm gần đây được biết đến ngày càng nhiều hơn do giá thành hợp lý đi kèm chất lượng đảm bảo: nước giặt D-nee, Nappi, kem đánh răng dâu tây hữu cơ KINBEE... tuy nhiên thị phần còn ít, chưa có chiến lược maketing mạnh mẽ nhằm phổ biến rộng tới nhóm khách hàng tiềm năng của thị trường Việt”, bà Thuỷ cho biết thêm.

Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam - VACOD là một cộng đồng hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, chúng tôi có thế mạnh là am hiểu văn hoá, con người và thị trường Việt Nam. Tôi cũng mong muốn trong thời gian tới doanh nghiệp Thái Lan có thể tiếp cận vào thị trường Việt Nam trong lĩnh vực ngành hàng Mẹ và bé.

“Để doanh nghiệp Thái Lan có thể đi sâu đầu tư vào thị trường bán lẻ tại Việt Nam tôi gửi gắm một số từ chìa khoá như sau: “Thuận tiện, hiện đại, thời đại, sạch sẽ, chuẩn chỉ”, bà Thuỷ nhấn mạnh.

NHIỀU CÂU HỎI CỦA DOANH NGHIỆP ĐƯỢC GIẢI ĐÁP

Để hiểu hơn về thị trường Mẹ và Bé tại Việt Nam, Chị Varaporn Musicabud, đại diện cho doanh nghiệp Qualibaby Co. LTD (Thái Lan), doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng về chăn ga gối cho trẻ em sơ sinh và trẻ em lớn đặt câu hỏi, hiện nay chúng tôi muốn đưa sản phẩm Mẹ và Bé của Thái Lan vào trong các trung tâm thương mại hoặc các siêu thị của Việt Nam để bán thì các sản phẩm của chúng tôi có phải dán một cái tem đã dịch các thông tin sản phẩm ra tiếng việt để dán vào bao bì sản phẩm hay không?

Trả lời câu hỏi của doanh nghiệp bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam – VCACOD giải thích: Mỗi một doanh nghiệp của quốc gia khác khi đưa sản phẩm tới Việt Nam phải tuân thủ các quy định của pháp luật ở nước sở tại. Ở Việt Nam hiện nay khi các sản phẩm của Thái Lan được nhập khẩu về Việt Nam thì ngoài ngôn ngữ tiếng Thái được in trên bao bì đều phải có một tem dịch ra tiếng việt để đảm bảo mặt hàng nhập khẩu phải có sự kiểm duyệt.

3-6227.png
Chị Varaon Musicabud, đại diện cho doanh nghiệp Qualibay Co.Ltd (Thái Lan) một doanh nghiệp chuyên sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng về chăn ga gối cho trẻ em sơ sinh và trẻ em lớn đặt câu hỏi tại buổi toạ đàm.

Chị Saichoi Banyongkarat đến từ công ty Chalotte House co.ltd (Thái Lan) doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực hàng may mặc đặt câu hỏi đánh giá về mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp Thái Lan khi đầu tư các sản phẩm Mẹ và bé trong lĩnh vực quần áo trẻ em tại Việt Nam như thế nào?

4-8746.png
Chị Saichoi Banyongkarat đến từ công ty Chalotte House co.ltd (Thái Lan) doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực hàng may mặc đặt câu hỏi tại buổi Toạ đàm.

Giải đáp câu hỏi của chị Saichoi Banyongkarat, Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Thu Thuỷ cho hay, lĩnh vực quần áo của các bé ở Việt Nam là một thị trường rất tiềm năng nhưng đang bỏ ngỏ chưa đi sâu vào khai thác, hiện nay các siêu thị của Việt Nam các mặt hàng về quần áo trẻ em do Việt Nam sản xuất khá nhiều: Canifa, Nous, Kidplaza, Rabity, Vinakids ... Nói về chất liệu, và tính ứng dụng của sản phẩm thì các thương hiệu Việt đang làm khá tốt. Đây là lợi thế của chủ nhà do thấu hiểu thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng. Các sản phẩm nội địa đang ngày càng thiết kế cập nhật theo xu hướng hiện đại, mới mẻ và phù hợp với tầm vóc của trẻ em Việt Nam hơn

Tuy nhiên, về mẫu mã chưa thực sự đa dạng, nổi bật như các nhãn hàng từ nước ngoài, trong nước đang thiếu hụt phân khúc hàng cao cấp, xa xỉ. Đây là phân khúc có biên độ hẹp, phục vụ lượng khách hàng đặc thù. Nhưng lại có thể đem lại nguồn lợi cực lớn, và tiềm năng. Do đó dư địa để doanh nghiệp Thái tìm hiểu về thị trường này ở Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng.

“Đặc biệt, hiện nay Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng, do đó là thị trường quần áo dành cho các bé rất tiềm năng và đang được chú ý đến. Bên cạnh đó, hàng hoá Thái Lan lại có một lịch sử chất lượng tốt, nếu như giá cả hợp lý thì sức cạnh tranh rất tốt trong thị trường của chúng tôi”, bà Thuỷ nhấn mạnh.

Cũng tại buổi toạ đàm Chị Sojirat Kongtonpaisam, đến từ Công ty Impressy co.ltd (Thái Lan) doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thức ăn dành riêng cho mẹ đặt câu hỏi hiện tại ở Việt Nam các bà mẹ sinh thường hay sinh mổ nhiều hơn? Nếu như cần sử dụng sữa ngoài thì yêu thích dòng sữa của nước nào và giá thành ra sao?

5-738.png
Chị Sojirat Kongtonpaisam, đến từ Công ty Impressy co.ltd (Thái Lan) doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thức ăn dành riêng cho mẹ (đồ ăn tăng sữa của mẹ làm từ Yến mạch) đặt câu hỏi tại buổi Toạ đàm.

Trả lời câu hỏi trên Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội VACOD cho biết, với truyền thống của người Việt Nam là luôn tôn trọng sinh thuận tự nhiên. Tuy nhiên, theo số liệu từ Bộ Y tế, trong 15 năm qua tỷ lệ sinh mổ ở Việt Nam có xu hướng tăng liên tục lên tới gần 37% trong năm 2022. Điều này cũng là 1 trong những yếu tố tác động tới việc sử dụng sữa công thức cho các bà mẹ sau sinh tại Việt Nam sẽ ngày càng tăng lên.

Hiện nay ở nước chúng tôi có hai “ông lớn” là TH true milk và Vinamilk nhưng chỉ chiếm 1 thị phần nhỏ trên thị trường ngành sữa và mạnh ở mảng sữa tươi dành cho các bé từ 2-3 tuổi trở lên.

Xu hướng của các bà mẹ thế hệ mới là luôn tìm đến các dòng sữa tại các quốc gia tiên tiến và có nghiên cứu đặc biệt trong công thức sữa. Do vậy để đảm tính tiện lợi và tiện dụng các mẹ sẽ sử dụng các hãng sữa có thương hiệu từ các nước: Mỹ, Úc, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc…Tuy giá thành khá cao nhưng những bà Mẹ của Việt Nam luôn ưu tiên sử dụng và sẵn sàng chi tiền để có thể mua được các sản phẩm nội địa của các nước phát triển. Do vậy, đối với Doanh nghiệp Thái Lan thì lĩnh vực này hoàn toàn có cơ hội lớn để mở rộng và phát triển.

Buổi tọa đàm đã diễn ra vô cùng cởi mở và sôi nổi, với mục tiêu mở rộng kết nối và phát triển quan hệ hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp Thái Lan. Toạ đàm đã tạo cơ hội chia sẻ tiềm năng, thế mạnh của thị trường bán lẻ ngành hàng Mẹ và bé, học tập trao đổi kinh nghiệm, hợp tác kinh doanh giúp các doanh nghiệp Thái Lan trang bị kiến thức trước khi tiếp cận thị trường này tại Việt Nam.

Một số hình ảnh ghi nhận tại toạ đàm:

7-7378.png
6-965.png
8-4476.png
9-9446.png

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Sáng 11/11, giá vàng miếng SJC vừa mở cửa đã lao dốc, quay trở về ngưỡng 81 - 85 triệu đồng/lượng (mua-bán). Trong khi đó, giá thế giới tiếp đà trượt giảm…

Cây chè là 1 trong 6 cây công nghiệp chủ lực của ngành nông nghiệp

Đưa ngành chè thoát bẫy giá rẻ khi xuất khẩu

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, với những vùng chè trứ danh và hương vị đặc trưng, nhưng một thực tế là giá trị của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn đang ở mức thấp so với mặt bằng chung…