Thị trường VN-Index giằng co,cơ hội xuống tiền vẫn bỏ ngỏ

Thị trường VN-Index giằng co với áp lực bán mạnh, VN-Index giảm 6,34 điểm về 1.324,63 điểm, VN30 giảm 11 điểm về 1.377 điểm. Nhà đầu tư thận trọng, rủi ro điều chỉnh gia tăng nhưng kỳ vọng lực cầu hấp thụ giúp thị trường cân bằng...

Thị trường VN-Index giằng co,cơ hội xuống tiền vẫn bỏ ngỏ

Dưới áp lực điều chỉnh từ phiên trước, VN-Index và VN30 đã xác nhận vùng đỉnh ngắn hạn tại các ngưỡng kháng cự mạnh quanh 1.343 điểm và 1.400 điểm. Điều này khiến áp lực bán tiếp tục gia tăng đáng kể trong phiên giao dịch ngày 19/3, kéo chỉ số VN-Index giảm ngay từ đầu phiên. Kết thúc phiên, VN-Index mất 6,34 điểm (-0,48%) xuống còn 1.324,63 điểm, tiến sát vùng giá trung bình 20 phiên quanh 1.315 điểm.

Diễn biến tiêu cực còn thể hiện rõ hơn ở nhóm VN30 khi chỉ số này giảm 11 điểm (-0,79%) xuống 1.377 điểm, chịu sức ép kiểm định lại vùng giá cao nhất tháng 10/2024 ở mức 1.374 điểm.

Thị trường nghiêng hẳn về sắc đỏ với độ rộng trên HOSE tiêu cực có đến 195 mã giảm giá, trong khi chỉ 109 mã tăng và 49 cổ phiếu đi ngang. Áp lực bán mạnh bùng nổ đặc biệt tại các nhóm ngành công nghệ, viễn thông, bán lẻ, thép và khoáng sản. Ngược lại, một số nhóm ngành như cao su, dược phẩm vẫn duy trì được sự tích cực.

Thanh khoản thị trường cũng ghi nhận sự gia tăng khi khối lượng giao dịch trên HOSE tăng 3,1% so với phiên trước, phản ánh tâm lý bi quan bao trùm nhiều nhóm cổ phiếu. Đáng chú ý, khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh với giá trị lên tới 1.406 tỷ đồng, chủ yếu do áp lực rút vốn từ các quỹ đầu tư.

Trên thị trường phái sinh, hợp đồng VN30F2503 giảm 10,50 điểm (-0,76%) xuống 1.377 điểm, với chênh lệch -0,63 điểm so với VN30. Các kỳ hạn xa hơn như VN30F2504, VN30F2506 và VN30F2509 cũng ghi nhận mức chênh lệch từ -0,33 đến -3,63 điểm. Tổng khối lượng hợp đồng giao dịch tăng 25% so với phiên trước, tiệm cận mức trung bình 20 phiên.

Xu hướng ngắn hạn cho thấy VN30F2503 có khả năng kiểm định lại vùng hỗ trợ 1.360 điểm, trong khi khối lượng mở (OI) giảm nhẹ xuống 42.762 hợp đồng so với 44.446 hợp đồng ở phiên trước.

Đáng chú ý, phiên giao dịch ngày 20/3 là phiên đáo hạn hợp đồng tháng 3, nhưng lượng OI mở vẫn ở mức cao hơn so với các kỳ đáo hạn gần đây. Điều này dự báo phiên ngày mai có thể chứng kiến những biến động lớn do áp lực tất toán hợp đồng.

Dù VN-Index vẫn duy trì xu hướng tăng trưởng ngắn hạn với vùng hỗ trợ gần nhất quanh 1.315 điểm, thị trường vẫn đối diện áp lực điều chỉnh sau chuỗi tăng kéo dài 8 tuần. Các động thái cơ cấu danh mục đang diễn ra mạnh mẽ khi VN-Index và VN30 chạm đến các ngưỡng kháng cự cứng tại 1.350 và 1.400 điểm, báo hiệu khả năng tiếp tục tích lũy trong thời gian tới.

anh-chup-man-hinh-2025-03-19-luc-174947.png
Diễn biến chỉ số VN-Index trong thời gian qua

VN-Index chưa hấp dẫn để giải ngân

Chứng khoán SHS

Trong ngắn hạn, với chỉ số VN-Index đây không phải là vùng giá hấp dẫn để giải ngân thêm. Thị trường vẫn phân hóa khá tích cực, luân chuyển ngắn hạn. Áp lực bán mạnh tập trung nhiều ở nhóm cổ phiếu công nghệ, viễn thông, khoáng sản... là các nhóm đã có giai đoạn tăng giá mạnh trong năm 2024.

Với áp lực bán mạnh ở nhóm này hiện nay, SHS cho rằng, nhiều mã đang về vùng giá tương đối hợp lý, có thể dần theo dõi, đánh giá thêm tiềm năng tăng trưởng, để xem xét dần tích lũy trở lại. Nhà đầu tư duy trì tỉ trọng hợp lý. Mục tiêu đầu tư hướng tới. các mã có nền tảng cơ bản tốt, đầu ngành trong các ngành chiến lược, tăng trưởng vượt trội của nền kinh tế.

VN-Index sẽ tiếp tục vận động giằng co trong biên độ rộng quanh khu vực 1.315-1.345 điểm

Chứng khoán Agribank

Mặc dù đà tăng có dấu hiệu chững lại, VN-Index vẫn giao dịch bám sát các đường hỗ trợ ngắn hạn cho thấy cấu trúc tăng giá của thị trường đang được bảo toàn. Thanh khoản toàn thị trường ghi nhận sự sụt giảm trong hai phiên đầu tuần cho thấy lực cầu có phần dè dặt hơn, đặc biệt khi các chỉ báo động lượng đang bước vào ngưỡng rủi ro cảnh báo các nhịp rung lắc ngắn hạn trong phiên. Dự báo VN-Index sẽ tiếp tục vận động giằng co trong biên độ rộng quanh khu vực 1.315-1.345 điểm.

Thị trường kém khả quan, nhà đầu tư thận trọng trước khi giải ngân

Chứng khoán Yuanta

Xu hướng ngắn hạn của thị trường cơ sở đang kém khả quan, do đó công ty khuyến nghị nhà đầu tư theo dõi xu hướng tiếp theo của thị trường cơ sở và chưa vội gia tăng tỷ trọng.

Thị trường giằng co, kỳ vọng bật tăng cuối phiên

Chứng khoán Tân Việt

Áp lực bán vẫn đang chiếm ưu thế. Thị trường đang có trạng thái tìm điểm cân bằng phía dưới 1.340-1.342 điểm. Chứng khoán Tân Việt kỳ vọng đà tăng giá trong ngắn hạn phái sinh ngày mai, kỳ vọng chỉ số có thể bật tăng trở lại vào cuối ngày.

Trạng thái ngắn hạn hiện tại của VN-Index vẫn đang trong xu hướng tăng giá. Chỉ số ghi nhận vùng kháng cự ngắn hạn thiết lập quanh khu vực 1.340-1.341 điểm.

Thị trường đối mặt rủi ro điều chỉnh, kỳ vọng lực cầu hấp thụ cung

Chứng khoán Phú Hưng

Các chỉ báo kỹ thuật đang phát tín hiệu suy yếu, đồng thời có khả năng tạo phân kỳ xu hướng. Nhìn chung, rủi ro điều chỉnh gia tăng, chỉ có điểm lạc quan là thanh khoản ở mức thấp, điều này có thể giúp kỳ vọng lực cầu hấp thụ tốt nguồn cung từ đó giữ cho thị trường cân bằng mà không giảm quá sốc. Chiến lược là nắm giữ, theo dõi sát diễn biến thị trường để có hành động kịp thời, ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn hiện quanh 1320 điểm.

Xem thêm

Sóng tăng suy yếu, rủi ro ngắn hạn gia tăng

Sóng tăng suy yếu, rủi ro ngắn hạn gia tăng

VN-Index mở cửa tăng nhưng chịu áp lực bán, kết phiên giảm 5,29 điểm xuống 1.330,9 điểm, trong khi VN30 giảm 6,26 điểm về 1.388 điểm. Thanh khoản thị trường tiếp tục suy yếu, khối ngoại bán ròng 434,9 tỷ đồng, rủi ro điều chỉnh ngắn hạn gia tăng khi VN-Index tiệm cận vùng kháng cự mạnh...

Xu hướng tăng vẫn duy trì nhưng sẽ rung lắc tại vùng giá cao

Xu hướng tăng vẫn duy trì nhưng sẽ rung lắc tại vùng giá cao

Thị trường tiếp tục tăng điểm nhưng động lực suy yếu, VN-Index hướng đến vùng 1.350 điểm trong bối cảnh phân hóa mạnh, dòng tiền tập trung vào nhóm bất động sản và ngân hàng. Nhà đầu tư thận trọng tại vùng giá cao, duy trì tỷ trọng hợp lý và chờ điểm vào mới...

SHB tăng gần 14% chỉ sau hai phiên, sóng lớn đang đến?

SHB tăng gần 14% chỉ sau hai phiên, sóng lớn đang đến?

Thị trường chứng khoán sáng 17/3 phục hồi nhẹ nhờ lực cầu mạnh từ nhóm ngân hàng, giúp VN-Index duy trì trên 1.330 điểm. Cổ phiếu SHB dẫn dắt đà tăng, phản ánh triển vọng tích cực của ngành ngân hàng năm 2025...

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh Hội nghị đối thoại tại Hong Kong, tháng 4/2025

Thêm tín hiệu tích cực cho tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán

Trong chương trình công tác tại Hong Kong, Trung Quốc (từ ngày 07/4 - 10/4/2025), Bộ Tài chính đã phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới và Hiệp hội Thị trường tài chính chứng khoán châu Á (ASIFMA) tổ chức Hội nghị Đối thoại với các nhà đầu tư tổ chức quốc tế tại Hong Kong. Đây là hoạt động duy trì đối thoại, chia sẻ, cung cấp thông tin thường xuyên, liên tục giữa cơ quan quản lý chứng khoán và các thành viên thị trường, các nhà đầu tư trong nước, quốc tế, các định chế tài chính và tổ chức cung cấp ch

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Chỉ số S&P 500 giảm mạnh, lần đầu tiên đóng cửa dưới mốc 5.000 điểm sau gần 1 năm do tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan hơn khi hy vọng về việc Mỹ trì hoãn hoặc nhượng bộ trong chính sách thuế quan đang dần tan biến…

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Thị trường chứng khoán lao dốc mạnh, VN-Index mất gần 78 điểm do áp lực giải chấp, các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế bắt đáy và tránh dùng chiến thuật Long...

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể vượt qua ranh giới "cận biên" để gia nhập nhóm "mới nổi" vào 2025? Câu trả lời này không chỉ là bước ngoặt, mà còn mở ra cơ hội vàng cho các nhà đầu tư cá nhân, đánh dấu một kỷ nguyên mới đầy thách thức và tiềm năng trên thị trường chứng khoán...

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng đang trở nên khốc liệt, khi việc đầu tư và tự phát triển hệ thống công nghệ, đặc biệt là core banking và giao diện người dùng trở thành yếu tố then chốt để nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng CASA, giành lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh số hóa toàn ngành...