Thống đốc lý giải nguyên nhân tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng thấp

Trong tháng 02/2022, Ngân hàng Nhà nước đã thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, tính tới 28/02, tín dụng toàn hệ thống vẫn tăng trưởng thấp...
Thống đốc lý giải nguyên nhân tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng thấp

Lý giải về vấn đề này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã rà soát, đánh giá và thấy rằng các điều kiện cho vay được giữ nguyên, không thắt chặt, từ đầu năm các ngân hàng không bị hạn chế về room tín dụng, thanh khoản hệ thống dư thừa,…

Do đó, việc tín dụng tăng trưởng chậm, theo Thống đốc, có một số nguyên nhân: Do tháng đầu năm trùng vào dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023; thứ hai, nhiều doanh nghiệp vẫn chịu tác động bởi dịch Covid-19, một số doanh nghiệp không đáp ứng được các điều kiện vay vốn, đơn hàng của nhiều doanh nghiệp suy giảm khiến nhu cầu vay vốn không cao bằng năm ngoái.

Đặc biệt, tín dụng cho bất động sản tăng thấp hơn so với các năm trước cũng là nguyên nhân khiến tín dụng tăng trưởng chậm. Những năm trước, tín dụng bất động sản tăng cao, chiếm hơn 20% tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên năm nay, thị trường khó khăn khiến tín dụng bất động sản tăng chậm lại, dù vẫn tăng cao hơn tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế.

Vấn đề khó khăn của thị trường bất động sản là vấn đề pháp lý (chiếm 70% khó khăn của các doanh nghiệp bất động sản. Nếu những khó khăn pháp lý này được tháo gỡ, các tổ chức tín dụng mới có điều kiện thúc đẩy giải ngân tín dụng bất động sản, từ đó góp phần tăng tín dụng chung cho nền kinh tế.

Hiện, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội và nhà ở công nhân đã được 4 ngân hàng đồng ý triển khai. Ngân hàng Nhà nước đã làm việc với các ngân hàng thương mại Nhà nước và các tổ chức tín dụng về quy trình thủ tục và sẽ triển khai ngay trong thời gian tới khi có Nghị quyết của Chính phủ và trên cơ sở danh mục nhà ở xã hội mà Bộ Xây dựng đưa ra.

Khảo sát một số ngân hàng cho thấy, từ đầu tháng 3/2023, nhiều ngân hàng đã tiến hành giảm lãi suất huy động. Đơn cử như Big 4 trong ngành ngân hàng là Agribank, BIDV, Vietinbank và Vietcombank đã giảm thêm 0,2%/năm so với mức lãi suất niêm yết tại thời điểm cuối tháng 2/2023 với các kỳ hạn từ 6 - 12 tháng; các ngân hàng thương mại như Ngân hàng PGBank, Ngân hàng OCB thì giảm thêm 0,5% lãi suất huy động cũng ở các kỳ hạn trên. Ngân hàng Techcombank giảm 0,8%/năm ở các kỳ hạn từ 6 tháng - 3 năm...

Điều này kỳ vọng tạo nên một làn sóng giảm lãi suất huy động rất mạnh trong những ngày tới trên diện rộng. Từ đó, lãi suất cho vay sẽ có điều kiện hạ nhiệt, tạo điều kiện cho người dân cũng như doanh nghiệp tiếp cận tín dụng với lãi suất thấp hơn.

Đây là lần thứ 2 các ngân hàng đồng thuận giảm lãi suất. Trước đó, hồi cuối năm ngoái, các ngân hàng đã từng đồng thuận để kéo lãi suất huy động về tối đa 9,5%/năm bao gồm cả khuyến mại, ưu đãi.

Tuy nhiên với những thông tin được Thống đốc Nguyễn Thị Hồng phân tích kể trên thì dường như tăng trưởng tín dụng thấp không đến từ áp lực lãi suất cho vay cao đang làm khó doanh nghiệp như hiện nay. 

Xem thêm

Dư nợ tín dụng bất động sản đạt gần 800.000 tỷ đồng

Dư nợ tín dụng bất động sản đạt gần 800.000 tỷ đồng

Trong báo cáo nhà ở và thị trường bất động sản quý IV năm 2022 và cả năm 2022, Bộ Xây dựng trích báo cáo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết tính đến 31/12/2022 dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản gần 800.000 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...