4 ngân hàng sẽ xây dựng gói tín dụng 120.000 tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội

Thống đốc Nhân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, 4 ngân hàng quốc doanh thống nhất dành 120.000 tỷ, lãi suất thấp hơn 1,5-2% cho nhà ở xã hội…
4 ngân hàng sẽ xây dựng gói tín dụng 120.000 tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội

Việc thị trường bất động sản ảm đạm, ảnh hưởng đến nhiều đơn vị kinh doanh, có doanh nghiệp phải phá sản, người lao động bị sa thải, giảm lương hàng loạt. Để hỗ trợ thị trường bất động sản, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, bốn ngân hàng quốc doanh đã thống nhất về gói tín dụng 120.000 tỷ đồng dành cho dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Lãi suất cho vay với người xây dựng và người mua nhà sẽ thấp hơn 1,5-2% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường trong từng thời kỳ.

“Gói tín dụng này về sau có thể nhiều hơn nếu có thêm ngân hàng tham gia. Nếu các nhà băng tham gia mà bị thiếu hụt về thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng tái cấp vốn”, Thống đốc khẳng định. 

Liên quan đến gói tín dụng cho nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng cũng đã có đề xuất triển khai xây dựng gói hỗ trợ 110.000 tỷ đồng. Như vậy, gói tín dụng được bà Hồng đưa ra có quy mô lớn hơn 10.000 tỷ đồng so với đề xuất của Bộ Xây dựng.

Nhận định về đề xuất của Bộ Xây dựng, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, việc có một gói tín dụng riêng cho lĩnh vực nhà ở xã hội, nhà ở công nhân là cần thiết, giúp đồng thời tăng cung và giảm mất cân đối trên thị trường. Tuy nhiên, cần cân nhắc nguồn vốn đến từ đâu, tức với nguồn từ tái cấp vốn, là cung ứng tiền ra với thời gian dài hạn, có thể làm giảm tính linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ.

nhà ở xã hội

Tính chung cho toàn ngành, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, ngân hàng tiếp tục dành nguồn vốn cho các dự án có đủ điều kiện pháp lý, có khả năng tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thực về nhà ở. Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ tìm cách để cố gắng giảm mặt bằng lãi suất.

"Năm nay, chúng tôi tăng trưởng 14-15%, cao hơn mức 14,17% của năm ngoái. Ngân hàng Nhà nước cũng không có room kiểm soát riêng tín dụng về bất động sản", bà Hồng cho biết.

Kết luận tại hội nghị về bất động sản sáng hôm qua (17/2), Thủ tướng cho biết, sau Hội nghị, Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết. Chính phủ sẽ có đề án riêng về phát triển nhà ở, nhà ở công nhân, người thu nhập thấp; đồng thời xem xét đến gói tín dụng vừa được nêu ra.

Từ 2013 - 2016, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai gói 30.000 tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội. Xây dựng gói chính sách này được giới chuyên gia đánh giá là một chính sách nhân văn nhưng tuy nhiên, quá trình triển khai không đạt được kết quả như mong muốn. Nguyên do đã được giới chuyên môn chỉ ra là do hướng dẫn triển khai còn nhiều vướng mắc; nhiều thủ tục hành chính và yêu cầu gây khó khăn cho người lao động như phải chứng minh thu nhập, chứng minh khả năng thanh toán nợ... Bên cạnh đó, còn xuất hiện tình trạng trục lợi từ gói chính sách này. 

Xem thêm

Nhà ở xã hội: Đã thiếu nguồn cung lại còn chậm

Nhà ở xã hội: Đã thiếu nguồn cung lại còn chậm

Hiện nay, nhu cầu sử dụng nhà ở xã hội của công nhân lao động thu nhập thấp rất nhiều. So với các phân khúc nhà ở khác, dự án nhà ở xã hội số lượng nhỏ giọt, chỉ phục vụ được số ít người lao động thu nhập thấp.
Một doanh nghiệp tại Nghệ An xin đầu tư nhà ở xã hội tại Lâm Đồng

Một doanh nghiệp tại Nghệ An xin đầu tư nhà ở xã hội tại Lâm Đồng

Công ty CP Địa ốc Kim Thi, đơn vị có trụ sở tại TP.Vinh, tỉnh Nghệ An, vừa có văn bản đề xuất tham gia đầu tư xây dựng Dự án nhà ở xã hội khu quy hoạch 5B-CC5, TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Đây là dự án đã được UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng vốn gần 420 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...