Thu hồi 1.800ha đất của Tổng công ty cao su Đồng Nai và 16 đơn vị khác để xây sân bay Long Thành

17 tổ chức nằm trong diện tích xây dựng sân bay Long Thành được thu hồi đất gồm 6 cơ quan, trụ sở, 8 doanh nghiệp, 3 cơ sở tôn giáo.

Ban Chỉ đạo dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành vừa công bố kế hoạch thu hồi đất để phục vụ dự án này.

Theo kế hoạch, sắp tới Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Đồng Nai sẽ thực hiện thu hồi đất của 17 tổ chức nằm trong diện tích xây dựng sân bay Long Thành.

Có 8 doanh nghiệp trong diện thu hồi đất. Trong đó, diện tích đất lớn nhất của Tổng công ty cao su Đồng Nai với hơn 1.800 ha, riêng diện tích thu hồi trước để thực hiện bàn giao cho chủ đầu tư khởi công xây dựng sân bay giai đoạn 1 là: 1.182 ha. Các doanh nghiệp khác là: Công ty Cổ phần Đồng Tân hơn 17 ha; Công ty Cổ phần Hóa An hơn 31 ha.

Tổng công ty cao su Đồng Nai có diện tích đất bị thu hồi lớn nhất hơn 1.800ha
Tổng công ty cao su Đồng Nai có diện tích đất bị thu hồi lớn nhất hơn 1.800ha

Công ty Cổ phần Xây dựng và Sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa gần 15 ha; Công ty TNHH Xây dựng thương mại Hồng Phát gần 31 ha; Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Đồng Nai gần 5 ha; Công ty công nghiệp thực phẩm Đồng Nai hơn 19 ha; Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa 0,3 ha.

Có 3 cơ sở tôn giáo phải thu hồi đất là: Chùa Bừu Lâm gần 11.000m2; nhà thờ Thành Tâm gần 14.000m2; nhà thờ Thành Đức 3.760m2.

6 cơ quan, trụ sở cũng được thu hồi đất: UBND xã Suối Trầu (cũ), Trạm y tế xã Suối Trầu, Trường mầm non Suối Trầu, Trường tiểu học Suối Trầu, Trường THCS Suối Trầu và Trường tiểu học Cẩm Đường.

Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh cho biết, đến thời điểm hiện tại đã tiến hành khảo sát đo đạc, kiểm đếm hoàn thành đối với 17 tổ chức trên.

Theo UBND tỉnh Đồng Nai, diện tích thu hồi đất cho dự án sân bay Long Thành dự kiến là 5.399 ha. Trong đó, diện tích xây dựng kết cấu hàng không là 2.750 ha, diện tích đất quốc phòng là 1.050 ha, diện tích đất dành cho các hạng mục phụ trợ và công nghiệp hàng không, công trình thương mại khác là 1.200 ha.

Diện tích đất xây dựng hai khu tái định cư gồm Lộc An - Bình Sơn và khu tái định cư Bình Sơn là 379,35 ha; diện tích đất xây dựng khu nghĩa trang là 20 ha.

Trong tổng số diện tích thu hồi hơn 5.000 ha thì đất ở chỉ chiếm 35,36 ha, còn lại là đất cây hàng năm, lâu năm 2.875 ha; đất vườn cao su 2.212 ha... 

Kết quả số liệu điều tra và lấy ý kiến của người dân bị thu hồi cho thấy, 100% số họ đều có nhu cầu nhận đất tái định cư.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…