Thứ trưởng Trần Quốc Khánh: Tạo không gian để bảo vệ sản xuất trong nước

Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh, Dự thảo Luật Quản lý ngoại thương được trình Quốc hội vào ngày mai (27/10), đảm bảo sự minh bạch, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhưng cũng tạo không
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh: Tạo không gian để bảo vệ sản xuất trong nước
Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh, Dự thảo Luật Quản lý ngoại thương được trình Quốc hội vào ngày mai (27/10), đảm bảo sự minh bạch, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhưng cũng tạo không gian để bảo vệ sản xuất trong nước.
Là quốc gia có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu gấp hơn 1,5 lần GDP, nhưng đến giờ Việt Nam mới xây dựng Luật Quản lý ngoại thương liệu có quá muộn?Chúng ta chưa có Luật Quản lý ngoại thương, nhưng tất cả các biện pháp quản lý hoạt động xuất nhập khẩu đã được ban hành rải rác tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Luật Quản lý ngoại thương chỉ tập hợp lại, hệ thống hóa, pháp điển hóa các quy định hiện hành, để thương nhân tham gia xuất nhập khẩu dễ tra cứu xem hàng hóa xuất nhập khẩu được Nhà nước áp dụng những công cụ nào trong quản lý.Tôi cho rằng, hiện mới là thời điểm hệ thống hóa, pháp điển hóa tất cả các quy định quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu, vì đến tận bây giờ, quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các đối tác lớn trên thế giới mới được định hình trên cơ sở các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, đa phương mà Việt Nam tham gia, ký kết. Giả sử 5-6 năm trước, chúng ta ban hành Luật Quản lý ngoại thương, trong khi nhiều hiệp định thương mại đang trong giai đoạn đàm phán, thì hoặc là đàm phán rất khó khăn vì vướng luật, hoặc là phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần luật này để phù hợp với các cam kết.Nếu các hiệp định thương mại đã định hình, thì tại sao Luật Quản lý ngoại thương không điều chỉnh luôn đối với hoạt động xuất nhập khẩu dịch vụ, mà chỉ điều chỉnh đối với hàng hóa, thưa ông?Luật Quản lý ngoại thương đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu tuân thủ các điều ước quốc tế; góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước, phát triển xuất khẩu; đảm bảo minh bạch, công khai, bình đẳng; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, thương nhân thuộc các thành phần kinh tế; đơn giản hóa thủ tục hành chính, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh…
Với hoạt động xuất nhập khẩu dịch vụ, thông thường nhà cung cấp dịch vụ ở nước ngoài, cung cấp dịch vụ cho đối tượng sử dụng trong lãnh thổ Việt Nam thông qua mạng Internet, thuật ngữ gọi là xuất nhập khẩu qua biên giới hay xuyên biên giới. Do đó, không thể sử dụng các biện pháp quản lý ngoại thương thông thường như giấy phép, hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, quản lý cửa khẩu… Trong những trường hợp này, các luật chuyên ngành đã có quy định riêng. Các nước trên thế giới cũng quy định như vậy.Nguyên tắc của quản lý ngoại thương là đảm bảo minh bạch, nhưng liên quan đến phòng vệ thương mại, Dự thảo Luật lại sử dụng cụm từ rất chung chung như “thiệt hại đáng kể”, “có nguy cơ hay đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể”?Điều gì có thể quy định rõ ràng trong luật chúng tôi cố gắng quy định ngay. Tuy nhiên, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho phép các thành viên một không gian tương đối rộng để có thể áp dụng các biện pháp nhằm thiết lập môi trường cạnh tranh công khai, minh bạch và công bằng để bảo vệ sản xuất trong nước một cách hợp lý trước những hành vi cạnh tranh không công bằng của hàng hóa nhập khẩu. Luật Quản lý ngoại thương của các nước trên thế giới cũng sử dụng những cụm từ tương tự trong phòng vệ thương mại. Nếu chúng ta quy định quá cụ thể, quá chi tiết thì sẽ khó khăn khi muốn bảo vệ hợp lý sản xuất trong nước.Tôi lấy ví dụ, một trong các biện pháp phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ khi thấy hàng nhập khẩu có nguy cơ gây thiệt hại đến sản xuất trong nước là sử dụng cách tính “quy về không” và cũng không nói rõ cách tính “quy về không” là thế nào. Nếu quốc gia nào đó cho rằng, cách tính này không phù hợp với nguyên tắc phòng về thương mại của WTO thì họ lại áp dụng biện pháp khác được gọi là “phá giá mục tiêu”.Tuy nhiên, để minh bạch, tránh sự tùy tiện trong việc cấm, tạm ngừng xuất nhập khẩu, nhiều ý kiến cho rằng, cần phải quy định cụ thể loại hàng hóa cấm, tạm ngừng xuất nhập khẩu ngay trong luật?Chúng ta chỉ cấm nhập khẩu hàng hóa liên quan đến quốc phòng, an ninh; gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe, an toàn của người tiêu dùng; gây ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội, trật tự xã hội… Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu được ban hành trong Luật và giao Chính phủ quy định chi tiết. Còn thẩm quyền tạm ngừng xuất nhập khẩu hàng hóa trong một khoảng thời gian nhất định giao cho Thủ tướng Chính phủ và bộ trưởng các bộ quản lý chuyên ngành thực hiện.Nếu quy định chi tiết hàng hóa cấm, tạm ngừng nhập khẩu sẽ gây khó khăn trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu. Ví dụ, mấy tháng gần đây, rất nhiều người chơi trò Pókemon Go thường tập trung tại một số địa điểm, đã ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, gây ra tai nạn giao thông. Nếu thấy cần thiết, Thủ tướng hoặc Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phải ra quyết định tạm ngừng nhập khẩu Pókemon Go và sau đó xem xét cấm nhập khẩu. Trong trường hợp này, nếu Danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu không có Pókemon Go và Thủ tướng hoặc bộ trưởng quản lý ngành không có quyền tạm ngừng, thì không thể xử lý được.

Theo Mạnh Bôn/Đầu tư

Có thể bạn quan tâm