Thủ tướng duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch tài nguyên nước

Nguyên tắc lập quy hoạch tài nguyên nước là phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam,…
Thủ tướng duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch tài nguyên nước

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phạm vi của quy hoạch bao gồm toàn bộ phạm vi các lưu vực sông thuộc phần diện tích đất liền và một số đảo trên lãnh thổ Việt Nam; đối tượng của quy hoạch bao gồm: nước mặt, nước dưới đất.

Quan điểm lập quy hoạch tài nguyên nước phải đảm bảo yêu cầu tài nguyên nước được phát triển bền vững, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tổng hợp và đa mục tiêu. Quy hoạch tài nguyên nước theo phương thức tổng hợp, thống nhất trên toàn quốc và vùng kinh tế, theo lưu vực sông và có sự điều hòa, phân phối phù hợp giữa các lưu vực sông. Quy hoạch tài nguyên nước phải đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia, ưu tiên đảm bảo cấp nước cho sinh hoạt.

Nguyên tắc lập quy hoạch tài nguyên nước là phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam, chủ trương, đường lối, chính sách, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, định hướng, chiến lược phát triển ngành tài nguyên môi trường, chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai; bảo đảm tính liên kết tổng thể trên phạm vi từng vùng, từng lưu vực sông, nhóm lưu vực sông; đảm bảo tính đồng bộ về phạm vi, thời kỳ quy hoạch, thứ tự ưu tiên và khả năng đáp ứng nguồn lực theo các giai đoạn.

Bảo đảm tính toàn diện, gắn kết giữa nước mặt và nước dưới đất, giữa khai thác, sử dụng với bảo vệ tài nguyên nước gắn với phòng chống tác hại do nước gây ra; đảm bảo tính liên kết, thống nhất, hài hòa lợi ích sử dụng nước giữa thượng lưu và hạ lưu, giữa các đối tượng sử dụng nước; bảo đảm quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông; thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Bảo đảm tính khả thi, phù hợp với nền tảng kỹ thuật và nguồn lực hiện có đồng thời phải có tính linh hoạt, đáp ứng phương thức quản lý, đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra; bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia trên cơ sở khai thác, sử dụng, bảo vệ có hiệu quả nguồn nước nội địa, đồng thời có phương án chủ động để xử lý các vấn đề liên quan đến nguồn nước quốc gia trên nguyên tắc bảo đảm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia và hợp tác quốc tế.

Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phê duyệt chi tiết nội dung, dự toán của dự án lập quy hoạch tài nguyên nước và lựa chọn đơn vị lập quy hoạch theo đúng quy định hiện hành; chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan triển khai thực hiện lập quy hoạch theo Nhiệm vụ lập quy hoạch đã được phê duyệt đảm bảo chất lượng, tiến độ, hiệu quả.

Các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường lập quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định hiện hành bảo đảm đúng tiến độ và hiệu quả.

Xem thêm

Điều chỉnh quy hoạch sân bay Nội Bài lên 100 triệu khách/năm

Điều chỉnh quy hoạch sân bay Nội Bài lên 100 triệu khách/năm

Các Bộ ngành, địa phương liên quan phải hoàn thiện phương án điều chỉnh Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Nội Bài để đáp ứng yêu cầu vận tải hành khách giai đoạn đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050 của vùng Thủ đô và khu vực các tỉnh phía Bắc.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...