Thủ tướng: Logistics cao đánh chìm 'con tàu' kinh doanh

"Chi phí logistics cao rào cản, gánh nặng doanh nghiệp sẽ nhấn chìm “con tàu” kinh doanh của Việt Nam", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Thủ tướng: Logistics cao đánh chìm 'con tàu' kinh doanh

Sáng nay (16/4), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị về logistics, các giải pháp giảm chi phí, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông với sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương trên cả nước và đông đảo các hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp sản xuất các ngành hàng, kinh doanh dịch vụ logistics, vận tải, hỗ trợ vận tải.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, cho biết chi phí logistics còn rất cao. "Xe vận chuyển đi thì có tới 40-50% xe quay về rỗng không có hàng thì làm sao chi phí không cao được".

Logistics không chỉ kết nối giao thông mà còn nhiều vấn đề khác như lưu kho, lưu bãi, xử lý hàng hóa… Chi phí logistics cao là rào cản, gánh nặng cho doanh nghiệp và sẽ nhấn chìm “con tàu” kinh doanh của Việt Nam.

“Chúng ta làm đường bộ chiếm tới 90%, các loại hình giao thông khác chỉ chiếm 10%. Hạ tầng giao thông không đồng bộ, kết nối giao thông với cảng, nhà ga còn nhiều trắc trở. Anh không thể chỉ nghĩ ra đường sắt thì làm đường sắt, nghĩ sân bay làm sân bay … mà không làm đồng bộ, kết nối các hệ thống giao thông với nhau”, Thủ tướng nói.

Chi phí logistics của Việt Nam chiếm hơn 20%GDP làm giảm tỉnh cạnh tranh các nước trên thế giới

Theo Thủ tướng, các bộ ngành, địa phương cần thảo luận về thể chế chính sách pháp lý hỗ trợ cho ngành logistics. Làm logistics cần quan tâm cả kho bãi, kho bãi xa thì chi phí cao là đúng. Cần có chính sách phát triển DN mạnh đầu tư vào lĩnh vực này, phát triển logistics cần DN làm chứ không thể Chính phủ làm.

"Chúng ta lo sản xuất gạo, trái cây, thiết bị máy móc… nhưng để chi phí dịch vụ quá cao thì chúng ta không thể cạnh tranh được. Các bộ ngành, địa phương cần đề xuất những giải pháp cụ thể, trọng tâm phát triển toàn diện đồng bộ giữa các địa phương chứ không thể riêng rẽ", Thủ tướng nói.

Đại diện Bộ Giao thông Vận tải Tại Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới, chi phí vận tải luôn chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng chi phí logistics, cụ thể tỷ lệ này tại các nước như sau: Việt Nam khoảng 59%, Mỹ khoảng 63,6%, Thái Lan khoảng 53,5%.

Theo đánh giá sơ bộ, cơ cấu chi phí chủ yếu của các phương thức vận tải hàng hóa trong tổng chi phí vận tải bao gồm: chi trực tiếp (Khấu hao, tiền lương công nhân vận hành, nhiên liệu, sửa chữa, bảo dưỡng) chiếm từ 60% đến 80%, chi phí gián tiếp chiếm từ 20-40%.

Về thành phần cấu thành chi phí vận tải, theo số liệu từ doanh nghiệp vận tải thì trong chi phí vận tải đường bộ, xăng dầu chiếm khoảng 30 - 35%, phí cầu đường (BOT) bình quân chiếm khoảng 10-15%.

Thị trường vận tải chưa minh bạch, thiếu thông tin, giá cước vận tải cao do đơn vị chủ phương tiện không trực tiếp làm việc với chủ hàng mà phải thông qua nhiều khâu trung gian, môi giới làm hiệu quả khai thác thấp, hệ số chạy rỗng cao.

Lãnh đạo TP.HCM đang theo dõi hội nghị toàn quốc trực tuyến logistics.

Theo Bộ GTVT, đối với từng mặt hàng khác nhau chi phí vận tải chiếm tỷ lệ khác nhau.

Chẳng hạn với mặt hàng thủy sản xuất khẩu, chi phí vận tải chiếm 51%, lưu kho chiếm 20%, xếp dỡ 23%, đóng gói 5% và cảng phí 1%; mặt hàng may mặc xuất khẩu chi phí vận tải là 61%, lưu kho 9%, xếp dỡ 19%, đóng gói 9% và cảng phí 2%;

Gạo xuất khẩu chi phí vận tải chiếm 58%, lưu kho chiếm 10%, xếp dỡ 24%, đóng gói 7% và cảng phí chiếm 1%; cây ăn trái chi phí vận tải chiếm 61%, lưu kho 14%, xếp dỡ 20%, đóng gói 5% và cảng phí là 1%.

Đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, chỉ số hiệu quả dịch vụ logistics năm 2016 của Việt Nam đứng thứ 64/160 nước. Tốc độ phát triển bình quân hằng năm của ngành logistics Việt Nam khoảng 14-16%, là một trong những ngành dịch vụ tăng trưởng đều và vững chắc của Việt Nam trong thời gian qua.

Hiện, chi phí logistics của Việt Nam vào khoảng 20-21% GDP, đứng thứ 4 trong số các nước ASEAN. Trong tổng chi phí logistics hiện nay liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải chiếm khoảng 59-60%.

Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) - ông Ousmane Dione cho rằng tính theo tỉ trọng GDP, chi phí logistics của Việt Nam cao gần gấp đôi so với các nền kinh tế phát triển và cao hơn mức bình quân toàn cầu 14%.

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…