Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không để tái diễn tình trạng rớt giá như dưa hấu, thịt lợn

Sáng 04/05, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị tăng cường rà soát quy hoạch và tình hình sản xuất, chế biến, lưu thông, tiêu thụ sản phẩm, để không xảy
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không để tái diễn tình trạng rớt giá như dưa hấu, thịt lợn

Thủ tướng cho rằng, một số ngành kinh tế tiếp tục gặp khó khăn, nhất là khu vực trồng trọt, chăn nuôi cũng như công nghiệp và lĩnh vực khai khoáng. Tổng cầu phục hồi chậm. Tình hình SXKD còn nhiều khó khăn (4 tháng có trên 4.000 DN giải thể và trên 27.400 DN tạm ngừng hoạt động).

Về phía thị trường, Thủ tướng đánh giá, một số lĩnh vực còn bất ổn, công tác quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, nhất là giá nông sản còn thấp, đặc biệt giá thịt lợn hơi rất thấp, kéo dài, gây thiệt hại lớn cho người nông dân. Trong khi đó thì giá thịt lợn trên thị trường vẫn cao (siêu thị vẫn bán giá khoảng 100.000 đồng/kg).

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao được nhận định là đúng hướng nhưng trước đó, cần xem xét thị trường tiêu thụ nào cho sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao đó, chứ không chỉ tập trung vào sản xuất mà không chú ý vấn đề tiêu thụ.

Chính vì vậy, Thủ tướng đề nghị rà soát ngay các quy hoạch, kế hoạch và tình hình sản xuất, chế biến, lưu thông, tiêu thụ sản phẩm thuộc phạm vi quản lý, không được để xảy ra những trường hợp tương tự; đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương làm rõ nguyên nhân và có giải pháp khẩn trương khắc phục.

Suốt thời gian qua, khủng hoảng giá heo kéo dài nhiều tháng kiến người chăn nuôi chịu nhiều thiệt hại khi hàng triệu con heo đã đến ngày xuất chuồng nhưng lại không thể bán được. Có thể nói, cuộc khủng hoảng này là một cú sốc và là một bài học đắt giá trong điều tiết vĩ mô, quy hoạch, định hướng thị trường.

Nếu xây dựng được chuỗi giá trị khép kín, thì những chênh lệch về cung cầu sẽ bị triệt tiêu. Đồng thời, cơ quan quản lý Nhà nước cũng thuận lợi trong việc kiểm soát, điều tiết giá theo các quy luật thị trường chứ không thả nổi như hiện nay.

Việc cân bằng được lợi ích giữa người sản xuất, chăn nuôi và đối tượng người tiêu thụ không chỉ tạo nên quy luật thị trường cân bằng mà còn hỗ trợ được cả người nông dân. Bởi nhìn vào thực tế hiện nay, dù giá heo hơi đã giảm rất sâu, nhưng giá bán thịt đến tay người tiêu dùng chỉ là giảm không đáng kể. Người được hưởng lợi lại chính là những thương lái.

Ngoài ra, trong phiên họp, Thủ tướng cũng khẳng định Việt Nam đang có những tín hiệu đáng mừng trong du lịch. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng.

“Chúng ta vừa chứng kiến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 với không khí nô nức. Chưa bao giờ số lượng khách trong nước đi du lịch, nghỉ ngơi đông như thế. Nếu như năm ngoái, biển miền Trung vắng người thì năm nay, các bãi biển từ Quảng Ninh đến mũi Cà Mau, có thể nói là không còn chỗ trống”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, trong quá trình đi dự nhiều hội nghị xúc tiến đầu tư ở Bình Thuận, Trà Vinh, Thủ tướng nhận thấy không khí đầu tư làm ăn của các địa phương, doanh nghiệp có khởi sắc.

Trong tháng 4 vừa qua, kinh tế Việt Nam ghi nhận nhiều kết quả tích cực như kinh tế vĩ mô ổn định, chỉ số giá tiêu dùng không tăng (mặc dù đã điều chỉnh giá dịch vụ y tế bước 2 tại 14 tỉnh, thành phố). Tăng trưởng các ngành kinh tế tiếp tục phục hồi (nhất là sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng 7,4%, cao hơn mức 4,2% của quý I).

Tín dụng tăng cao nhất trong 6 năm gần đây (đạt 4,86%, cùng kỳ 3%). Xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh (tăng 15,4%, nhất là nhóm hàng công nghiệp chế biến, nông sản).

Vốn FDI đăng ký mới, góp cổ phần và đăng ký bổ sung tăng cao (đạt 10,6 tỷ USD, tăng 40,5%). Thu NSNN tăng khá (tăng 17,8% so với cùng kỳ). Thành lập mới DN đạt kết quả tích cực (gần 40.000 DN đăng ký mới; tổng số vốn đăng ký mới và bổ sung là 825.000 tỷ đồng).

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...