Thủ tướng: Phải đặc biệt giữ gìn môi trường biển

Sáng 17/5, Hội nghị tổng kết hoạt động của Ban chỉ đạo về các giải pháp để ổn định đời sống và sản xuất, kinh doanh cho nhân dân 4 tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế) bị
Thủ tướng: Phải đặc biệt giữ gìn môi trường biển

Bộ TN&MT báo cáo đến thời điểm hiện nay, chất lượng môi trường biển bao gồm nước biển và trầm tích biển tại bốn tỉnh miền Trung đã ổn định, đảm bảo cho mục đích nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy sinh và tắm biển, thể thao dưới nước. Còn Bộ Y tế thông tin từ tháng 1 đến tháng 3-2018 đã lấy và kiểm nghiệm gần 900 mẫu hải sản và cũng cho kết quả an toàn.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình nhấn mạnh số kinh phí bồi thường và hỗ trợ thiệt hại của Công ty Formosa đã được giải ngân hoàn toàn, bảo đảm đúng cam kết, đúng quy định và mục tiêu đề ra. Đặc biệt, nguồn lợi thủy sản đã có sự phục hồi, người dân tiếp tục ra khơi, từng bước chuyển các nghề khai thác gần bờ sang khai thác ở vùng biển xa bờ. Số lượng tàu khai thác trên biển đã tăng trở lại, sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2017 cao hơn so với năm 2016.

Phát biểu kết luận, Thủ tướng nhấn mạnh môi trường là một trụ cột của sự phát triển, cùng với kinh tế-xã hội tạo thành một tam giác phát triển. Tất cả địa phương cần giữ gìn môi trường, đặc biệt là môi trường biển, một thế mạnh của Việt Nam. Thủ tướng cũng nêu rõ không được để Formosa vi phạm lần thứ hai.

“Từ sự cố Formosa, nghĩ về tương lai môi trường của nước ta và khu vực biển của chúng ta. Phải làm tốt hơn, không được để ô nhiễm, kể cả ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, nguồn nước” - Thủ tướng nhấn mạnh và yêu cầu Bộ TN&MT cần có giải pháp và đề xuất xử lý để bảo đảm môi trường nói chung, môi trường biển được giữ gìn lâu dài.

Theo đó, công tác kiểm tra định kỳ phải được tiến hành nghiêm túc, nhất là kiểm tra đối với Formosa và các cơ sở ven biển miền Trung. Thủ tướng yêu cầu bộ trưởng TN&MT cần xem xét lắp đặt thêm những điểm quan trắc môi trường tự động ở các TP lớn, khu công nghiệp và các nơi đang bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Việc này phải công khai, minh bạch để người dân và cộng đồng giám sát.

Bên cạnh đó cần công khai bộ chỉ số đánh giá, thẩm định, kiểm tra chất lượng bảo vệ môi trường của các tỉnh, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn các tỉnh. “Chúng ta tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi nhưng lưu ý nhắc nhở doanh nghiệp phải chú ý bảo vệ môi trường để có cuộc sống bình yên cho nhân dân” - Thủ tướng nói và yêu cầu nghiên cứu các phương án khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư và sử dụng công nghệ xanh, thân thiện môi trường.

Thủ tướng cũng mong muốn sau khi khắc phục sự cố môi trường biển, bốn tỉnh miền Trung sẽ thực sự phát triển, nhất là về kinh tế biển. Người đứng đầu Chính phủ dẫn câu nói “lửa thử vàng, gian nan thử sức” với hy vọng sau sự cố môi trường biển này, bốn tỉnh miền Trung sẽ đoàn kết, yêu thương nhau hơn và đặc biệt phải vươn lên như kỳ vọng của Đảng và Chính phủ.

Tại buổi tổng kết, lãnh đạo các địa phương cũng đã kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành giám sát chặt Nhà máy Formosa Hà Tĩnh để tránh sự cố xảy ra thêm một lần nữa, đồng thời quan tâm hỗ trợ đào tạo nghề cho người dân, hạ tầng ven biển miền Trung…

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...