Thủ tướng: Phải nhìn thẳng sự thật dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm

Phải nhìn thẳng sự thật, việc gì đúng thì tiếp tục giải thích, thuyết phục; việc gì sai thì cương quyết sửa chữa, tất cả vì mục tiêu phát triển của thành phố, vì cuộc sống của người dân.
Thủ tướng: Phải nhìn thẳng sự thật dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm

Thanh tra Chính phủ phải báo cáo kết quả trước ngày 15/7

Đây là phát biểu đáng chú ý của Thủ tướng về những vấn đê liên quan đến khu đô thị mới Thủ Thiêm gây bức xúc trong dư luận thời gián qua.

Theo đó, ngày 15/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các Phó thủ tướng Trương Hòa Bình, Trịnh Đình Dũng và Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, UBND TP HCM bàn về việc xử lý khiếu nại, tố cáo của người dân tại dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Cuộc họp còn có sự tham dự của các nguyên lãnh đạo UBND và kiến trúc sư trưởng TP HCM.

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh phải giải quyết đúng chính sách pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, nhà đầu tư và người dân.

Người đứng đầu Chính phủ cũng chỉ đạo, quá trình giải quyết phải kiểm tra, làm rõ các tình tiết vụ việc, tổ chức đối thoại công khai, lắng nghe ý kiến của người dân, trao đổi thống nhất tạo đồng thuận về hướng giải quyết. Trường hợp người dân khiếu nại gặp khó khăn, cần xem xét vận dụng chính sách xã hội để có biện pháp hỗ trợ phù hợp.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao Thanh tra Chính phủ rà soát, làm rõ các nội dung khiếu nại của người dân về việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất, đề xuất biện pháp giải quyết theo đúng quy định của pháp luật. Thanh tra Chính phủ phải báo cáo kết quả trước ngày 15/7.

Thủ tướng yêu cầu các Bộ Tài nguyên Môi trường, Xây dựng, Tư pháp và UBND TP HCM phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Chính phủ trong quá trình rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại.

"UBND TP HCM khẩn trương rà soát, giải quyết các khiếu kiện của người dân; thực hiện ngay các chính sách phù hợp đối với người dân, nhất là những người đã bàn giao đất mà chưa nhận nhà tái định cư hoặc bị cưỡng chế mà chưa có chỗ ở thì phải có ngay các giải pháp cần thiết để lo cho người dân, không để người dân quá khó khăn trong cuộc sống", người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo.

Trách nhiệm trước hết là chính quyền các cấp của thành phố

Theo Thủ tướng, dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được Thủ tướng phê duyệt bằng quyết định 367 năm 1996. Dự án này đã điều chỉnh quy hoạch và Chính phủ nhất quán với chủ trương đã được cố thủ tướng Võ Văn Kiệt quyết định theo đề nghị của TP HCM là mong muốn xây dựng một khu đô thị hiện đại, là công trình trọng điểm về kinh tế, xã hội của thành phố.

Theo người đứng đầu Chính phủ, dự án này có diện tích đất thu hồi rất lớn, liên quan đến hàng ngàn hộ dân. Với nỗ lực của TP HCM và sự ủng hộ tích cực của người dân, công tác giải phóng mặt bằng đến nay đã đạt 99%.

"Chúng ta đánh giá cao những người dân vì mục tiêu phát triển của thành phố, đã di dời, bàn giao nhà đất để triển khai dự án. Cần nhận thức việc này để thấy rõ trách nhiệm phải lo cho cuộc sống của người dân, không để người dân vì dành đất cho dự án phục vụ sự phát triển của thành phố mà phải chịu cuộc sống khó khăn", Thủ tướng nói.

Tuy nhiên, Thủ tướng nhận thấy trong quá trình thực hiện, các cơ quan liên quan có các sai sót về quản lý đất đai, quy hoạch, lưu trữ hồ sơ, giải quyết khiếu nại… dẫn đến người dân khiếu kiện bức xúc kéo dài. Trách nhiệm thuộc về các bộ, ngành liên quan, trước hết là chính quyền các cấp của thành phố.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...