Thừa Thiên - Huế: Đề nghị hỗ trợ vốn để di dời 11.000 người trong Kinh thành Huế

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tỉnh Thừa Thiên - Huế phải dành đất đai có vị trí thuận lợi cho người dân tái định cư trong đề án “Di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 hệ thống di tích Kinh
Thừa Thiên - Huế: Đề nghị hỗ trợ vốn để di dời 11.000 người trong Kinh thành Huế

Chiều ngày 24/10, Thủ tướng Chính phủ đã có buổi làm việc với lãnh đạo tình Thừa Thiên - Huế và một số bộ, ngành liên quan, nghe báo cáo về Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế thuộc Quần thể Di tích cố đô Huế.

Theo đề án, trong giai đoạn 1 (2019-2021), dự kiến di dời 2.938 hộ với gần 11.000 nhân khẩu.

Lãnh đạo Thừa Thiên-Huế kiến nghị Trung ương hỗ trợ vốn, đồng thời trình Thủ tướng Khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thực hiện di dời dân cư, giải phóng mặt bằng tại khu vực 1 Kinh thành Huế. Theo đó, dự kiến kinh phí thực hiện di dời vào khoảng 1.880 tỷ đồng trong giai đoạn 1 và 855 tỷ đồng cho giai đoạn 2 (2022-2025).

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho ý kiến cần tập trung di dời dân cư trong khu vực 1 với 2.938 hộ. Đặc biệt cần lưu ý, phải dành đất đai có vị trí thuận lợi cho người dân tái định cư. Mục đích để họ không phải đi quá xa Kinh thành Huế và tiếp tục sinh sống bằng nghề nghiệp cũ.

Tỉnh Thừa Thiên cho biết quá trình di dân trong thời gian chiến tranh (1945-1975), cùng với quá trình đô thị hóa, sự gia tăng dân số hàng năm tạo áp lực lớn lên vùng bảo vệ di tích, trong đó khu vực 1 di tích Kinh Thành Huế đang có khoảng 4.201 hộ dân sinh sống.

Lý do lập đề án là do trong khu vực 1 di tích không được nâng cấp, tu sửa công trình, cùng với diện tích chật hẹp, địa hình dốc hẹp, đi lại khó khăn, người dân sống trong những căn nhà tạm bợ, chật hẹp, các điều kiện về vệ sinh, môi trường không đảm bảo, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe nhân dân và mỹ quan đô thị, xâm phạm nghiêm trọng di tích.

Khi dự án thành công sẽ giúp cho hàng ngàn hộ dân có điều kiện sống tốt hơn, đồng thời Huế sẽ có thêm những sản phẩm du lịch mới như tuyến đi bộ trên Thượng thành, tham quan Kinh thành Huế bằng đường thủy trên Hộ thành hào, góp phần phát triển du lịch quốc gia; bảo tồn, tôn tạo Kinh thành Huế phù hợp với công ước quốc tế về bảo vệ di sản, văn hóa mà Việt Nam cam kết.

Quần thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể di tích Huế là những di tích lịch sử - văn hoá do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa; nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế, Việt Nam, được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào ngày 11 tháng 12 năm 1993.

Ngày nay, Quần thể di tích cố đô Huế đã được Thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 95 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam.

Quần thể di tích Cố đô Huế được phân chia thành 2 cụm: cụm công trình ngoài Kinh thành Huế và trong Kinh thành Huế.

>> Ông Phan Ngọc Thọ được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...