Thừa Thiên – Huế được ban hành một số cơ chế đặc thù

Thủ tướng giao các Bộ phối hợp UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nghiên cứu và đề xuất thực hiện thí điểm đồng bộ các cơ chế chính sách đặc thù để xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Thừa Thiên – Huế được ban hành một số cơ chế đặc thù

Văn phòng Chính phủ vừa truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên - Huế.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế và các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất thực hiện thí điểm đồng bộ các cơ chế chính sách đặc thù về quy hoạch, đầu tư công, tài chính - ngân sách, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, phát triển nguồn nhân lực... để xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế trở thành TP trực thuộc Trung ương, báo cáo Chính phủ xem xét, trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Thủ tướng cũng giao Bộ KH&ĐT chủ trì nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách đặc thù đối với các địa phương khác để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Bộ Nội vụ được giao phối hợp các bộ, cơ quan, địa phương liên quan nghiên cứu, bổ sung các quy định về việc thành lập đơn vị hành chính đô thị đối với khu vực có giá trị đặc biệt về di sản văn hóa, lịch sử và du lịch của Thừa Thiên - Huế.

Đồng thời, Thủ tướng giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp các bộ, cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương tiến hành tổng kết việc thực hiện các quy định về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính, trong đó, trọng tâm nghiên cứu, bổ sung các quy định về việc thành lập đơn vị hành chính đô thị đối với khu vực có giá trị đặc biệt về di sản văn hóa, lịch sử và du lịch.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Nội vụ tổng kết việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021 đối với tỉnh Thừa Thiên - Huế và báo cáo Chính phủ xem xét, trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong tháng 8/2021.

Đối với Bộ Xây dựng, Thủ tướng yêu câu Bộ này chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan và địa phương liên quan khẩn trương tổ chức tổng kết quy định về tiêu chí phân loại đô thị. Trên cơ sở đó đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan, trong đó cần chú trọng nghiên cứu, bổ sung các quy định áp dụng đối với đô thị có tính chất đặc thù, báo cáo Chính phủ xem xét trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong tháng 8/2021.

Văn phòng Chính phủ được giao theo dõi, đôn đốc các bộ ngành liên quan và UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế thực hiện các nội dung nêu trên, bảo đảm tiến độ, chất lượng; thẩm tra, tham mưu, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước khi trình cấp có thẩm quyền theo quy định.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...