Thúc đẩy hệ thống thương mại đa biên và hợp tác trong khuôn khổ CPTPP

​Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã có buổi điện đàm với Bộ trưởng Bộ Chính sách Kinh tế và Tài khóa Nhật Bản Nishimura Yasutoshi về thúc đẩy hệ thống thương mại đa biên và hợp tác trong khuôn khổ Hiệp định CPTPP.
Thúc đẩy hệ thống thương mại đa biên và hợp tác trong khuôn khổ CPTPP

Ngày 1/7, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã có buổi điện đàm với Bộ trưởng Bộ Chính sách Kinh tế và Tài khóa Nhật Bản Nishimura Yasutoshi để thảo luận về việc thúc đẩy hợp tác trao đổi thương mại song phương, tầm quan trọng của hệ thống thương mại biên cũng như vai trò của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trong quá trình phục hồi phát triển kinh tế sau dịch COVID-19 trong khu vực và trên thế giới. Hai Bộ trưởng cũng dành thời gian để thảo luận về việc chuẩn bị cho phiên họp trực tuyến cấp Bộ trưởng của Hội đồng CPTPP dự kiến diễn ra vào tháng 8 năm 2020 do Mê-hi-cô chủ trì.

​Hai Bộ trưởng đã thống nhất quan điểm đối với nhiều nội dung quan trọng. Cụ thể, hai bên chia sẻ quan ngại về chủ nghĩa bảo hộ đơn phương đang diễn ra hiện nay và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy vai trò của hệ thống thương mại đa biên trong việc phục hồi và phát triển kinh tế sau đai dịch COVID-19.

Ngoài ra, hai bên cũng khẳng định tầm quan trọng của Hiệp định CPTPP trong sự phát triển kinh tế toàn cầu nói chung và các thành viên CPTPP nói riêng. Trong bối cảnh hiện nay, Hiệp định CPTPP sẽ giúp phát triển chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu, từ đó gia tăng sự phát triển bền vững của nền kinh tế các nước thành viên, đồng thời thúc đẩy việc ứng dụng thương mại điện tử và công nghệ số vào các hoạt động sản xuất kinh doanh để phục hồi nhanh chóng và mạnh mẽ hơn sau đại dịch COVID-19.

​Hai Bộ trưởng đồng ý sẽ phối hợp tích cực và chặt chẽ với nhau để Phiên họp Hội đồng CPTPP cấp Bộ trưởng lần thứ 3 dưới hình thức trực tuyến vào ngày 5 tháng 8 năm 2020 sẽ diễn ra thành công. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản nói riêng, đồng thời gửi đi thông điệp mạnh mẽ về vai trò của Hiệp định CPTPP đối với việc phục hồi và phát triển kinh tế sau COVID-19 cũng như khẳng định sự ủng hộ hệ thống thương mại đa phương dựa trên nguyên tắc và luật lệ trong khu vực và toàn cầu.

​Kết thúc buổi điện đàm, hai Bộ trưởng đánh giá cao các kết quả đạt được trong buổi điện đàm và cam kết sẽ tiếp tục hợp tác và phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong thời gian tới nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương giữa hai bên, không chỉ trong khuôn khổ của Hiệp định CPTPP mà trong cả các khuôn khổ khác mà hai bên tham gia như Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực (RCEP), Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Nhật Bản.

Xem thêm

Thái Lan hoãn nộp đơn gia nhập CPTPP sau ngày 24/3

Thái Lan hoãn nộp đơn gia nhập CPTPP sau ngày 24/3

Ngày 18/3, đại diện Bộ Thương mại Thái Lan cho biết, nước này sẽ trì hoãn nộp đơn gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cho đến sau cuộc bầu cử vào chủ nhật tới
Lợi thế thương mại Việt Nam – Canada từ CPTPP

Lợi thế thương mại Việt Nam – Canada từ CPTPP

Với việc CPTPP đã được ký kết, doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng được mức thuế nhập khẩu giảm từ 17-18% xuống còn 0% đối với khoảng 50% mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Và doanh nghiệp Canada cũng

Có thể bạn quan tâm