Thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Belarus

Chuyến thăm Belarus của Chủ tịch nước góp phần tiếp tục triển khai đường lối đối ngoại đa phương hóa, tăng cường mối quan hệ với bạn bè truyền thống.
Thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Belarus

Nhận lời mời của Tổng thống Belarus, ông A. Lukashenko, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Belarus từ ngày 26-28/6.

Đây là chuyến thăm chính thức Belarus đầu tiên của Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ sau Đại hội XII.

Chuyến thăm Belarus lần này của Chủ tịch nước nhằm góp phần tiếp tục triển khai đường lối đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa, củng cố và tăng cường mối quan hệ với các nước bạn bè truyền thống.

Ngày 24/1/1992, Việt Nam và Belarus đã ký Hiệp định về thiết lập quan hệ ngoại giao song phương. Tuy nhiên, quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước đã có từ lâu đời.

Trải qua nhiều thập kỷ với những thăng trầm của lịch sử, quan hệ hữu nghị, đoàn kết và hợp tác giữa Việt Nam và Belarus đã luôn được Nhà nước, Chính phủ và nhân dân hai nước vun đắp và phát triển, đem lại nhiều thành quả trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, quốc phòng, an ninh....

Mối quan hệ tốt đẹp này được khẳng định trong lĩnh vực chính trị-ngoại giao với việc hai bên thường xuyên trao đổi các đoàn cấp cao Nhà nước, Chính phủ và các đoàn của các Bộ, ngành và địa phương.

Gấn đây nhất, vào tháng 11/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Belarus. Tháng 12/2015, Tổng thống Belarus Lukashenko thăm chính thức Việt Nam.

Trước đó vào tháng 5/2010, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và tháng 5/2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thăm Belarus. Và tháng 11/2011, Thủ tướng Belarus cũng đã thăm Việt Nam.

Cùng với đó, hai bên duy trì phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế như: Liên Hợp quốc và Phong trào Không liên kết, góp phần bảo vệ lợi ích quốc gia của mỗi nước, cùng nhau phấn đấu vì một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng.

Belarus ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2016 - 2018, Ủy ban Luật pháp quốc tế nhiệm kỳ 2017-2021.

Cùng với hợp tác về chính trị, lĩnh vực kinh tế-thương mại cũng được hai nước đặc biệt quan tâm. Đặc biệt, kim ngạch thương mai hai chiều luôn tăng cao.

Nếu như năm 2006, kim ngạch thương mại song phương chỉ đạt hơn 49 triệu USD, đến năm 2016 đã đạt gần 95 triệu USD. Trong đó, Việt Nam xuất sang Belarus thủy hải sản, đồ gỗ, hàng dệt may, giày dép, gạo, cao su tự nhiên, hạt điều, lạc, hạt tiêu, chè, rau quả đóng hộp, dược phẩm, máy tính....

Việt Nam nhập khẩu từ Belarus chủ yếu là phân bón, máy móc, thiết bị, linh kiện phụ tùng ô-tô, máy kéo, ô tô tải, hóa chất...

Để thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước, Uỷ ban liên Chính phủ Việt Nam - Belarus về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật được thành lập và duy trì họp thường niên. Gần đây nhất, khóa họp 12 đã diễn ra tại Belarus từ ngày 26-27/10/2015.

Ngày 15/12/2014, tại Việt Nam dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, hai bên đã tổ chức Lễ tuyên bố về việc kết thúc cơ bản đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh Hải quan gồm Nga, Belarus, Kazakhstan.

Tháng 5/2015, Việt Nam và các nước thành viên Liên minh Kinh tế Á-Âu ký chính thức Hiệp định Thương mại tự do tại Kazakhstan.

Việt Nam và các nước Liên minh Kinh tế Á - Âu đã phê chuẩn Hiệp định, Hiệp định có hiệu lực từ 5/10/2016.

Bên cạnh đó, hợp tác trong an ninh quốc phòng, giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ, hợp tác lao động luôn được hai nước quan tâm, thúc đẩy.

Về giáo dục-đào tạo, Belarus đã giúp Việt Nam đào tạo nhiều cán bộ, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao.

Hiện nay, khoảng 70 sinh viên Việt Nam đang theo học ở Belarus. Hợp tác khoa học và công nghệ giữa hai nước được duy trì và phát triển, các tổ chức khoa học và công nghệ hai nước hợp tác chặt chẽ, nhiều dự án đã được triển khai và có kết quả tốt. Ủy ban hợp tác về khoa học và kỹ thuật Việt Nam-Belarus đã tiến hành được 8 khóa họp.

Trong đó, hợp tác lao động là hướng hợp tác mới triển vọng giữa hai nước. Các doanh nghiệp Việt Nam đã ký hợp đồng với công ty xây dựng của Belarus đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại công trình xây dựng khu thể thao giải trí tại thủ đô Minsk.

Đồng thời hai bên đã ký Hiệp định liên Chính phủ về làm việc có thời hạn của công dân hai nước trên lãnh thổ của nhau ký 29/11/2011 có hiệu lực từ 6/6/2013.

Cộng đồng Việt Nam ở Belarus có khoảng 600 người được chính quyền tạo điều kiện tương đối thuận lợi trong học tập, cư trú và kinh doanh theo pháp luật sở tại.

Tháng 12/2006, Tổng thống A. Lukashenko cho phép những công dân Việt Nam đã lao động, học tập tại Belarus trước năm 1992 được định cư hợp pháp, lâu dài.

Đồng thời hai bên đều thành lập Hội hữu nghị đoàn kết. Thông qua Hội hữu nghị của mỗi bên, sự hiểu biết, chia sẻ giữa nhân dân hai nước ngày càng củng cố và phát triển.

Chuyến thăm Belarus lần này của Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhằm khẳng định coi trọng việc phát triển và củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống với Belarus, tăng cường quan hệ chính trị tốt đẹp, tạo nền tảng mở rộng và làm sâu sắc quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế - thương mại, an ninh - quốc phòng, giáo dục - đào tạo. Qua đó, tạo động lực thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện trên mọi lĩnh vực.

Theo Vov.vn

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…