Thuê chuyên gia nước ngoài tư vấn quy hoạch ngành thép

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh giao cho Vụ Công nghiệp Nặng là đơn vị chủ trì và đơn vị thực hiện là công ty tư vấn nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
Thuê chuyên gia nước ngoài tư vấn quy hoạch ngành thép

Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh vừa ký phê duyệt nhiệm vụ và đề cương đánh giá dự thảo Quy hoạch Hệ thống Sản xuất thép đến năm 2025, định hướng đến năm 2035.

Theo đó, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh giao cho Vụ Công nghiệp Nặng là đơn vị chủ trì và đơn vị thực hiện là công ty tư vấn nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.

Cũng trong đề cương này, lãnh đạo Bộ Công Thương yêu cầu đơn vị tư vấn nước ngoài này có trách nhiệm làm rõ xu hướng phát triển ngành thép thế giới và khu vực, đồng thời đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành thép Việt Nam so với khu vực và trên thế giới cũng như việc lựa chọn nhà thầu, công nghệ và những đánh giá tác động về môi trường.

Không đánh đổi môi trường lấy dự án

Quan điểm nhất quán trong bản quy hoạch ngành thép được Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đưa ra ​nhấn mạnh sẽ không đánh đổi môi trường lấy dự án và khẳng định quy chế giám sát tới đây sẽ rất chặt chẽ.

"Theo Bộ trưởng, trong bản quy hoạch này, không chỉ cơ quan quản lý Nhà nước mà các tổ chức xã hội, truyền thông, dư luận, người dân cũng sẽ cùng tham gia giám sát các dự án này. ​Giữa tháng 11 vừa qua, Bộ Công Thương tổ chức lấy ý kiến các Bộ, ngành, đơn vị có liên quan về dự thảo lần 1.

Trên cơ sở các ý kiến đóng góp từ các bộ ngành, đơn vị, tổ chức, cá nhân, hiệp hội, ngày 13/12/2016, Bộ Công Thương ban hành dự thảo lần 2 và tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ và các địa phương trên phạm vi toàn quốc.

So với dự thảo lần 1, dự thảo lần 2 có sự thay đổi đáng kể, cụ thể, sau khi tiếp thu ý kiến đóng góp, Bộ Công Thương đã loại bỏ 12 dự án có quy mô nhỏ, hoạt động kém hiệu quả, chưa triển khai hoặc do địa phương đề xuất.

Theo kế hoạch, ngay trong tháng 12/2016, Bộ Công Thương sẽ tổ chức “trưng cầu” ý kiến các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, môi trường, nước, khí hậu, du lịch… Trên cơ sở các ý kiến đóng góp, Bộ Công Thương sẽ hoàn thiện dự thảo lần 3 để báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định.

Theo ông Trương Thanh Hoài, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương), năm 2015 Việt Nam nhập 18,5 triệu tấn thép thô và dự kiến nâng lên mức 22 triệu tấn vào năm 2016.

Giai đoạn từ 2013-2015, trung bình ngành thép phải nhập siêu khoảng 6-7 tỷ USD và việc nhập siêu này có tác động rất lớn đến cán cân thương mại của Việt Nam. Trên thực tế, đa phần các dự án thép hiện nay đều có quy mô nhỏ lẻ và chủ yếu là sản xuất thép xây dựng, chưa có tổ hợp thép nào lớn và chưa có công ty nào có quy mô sản xuất hàng năm đạt 2 triệu tấn.

Ông Hoài khẳng định, trong bối cảnh hàng rào thuế quan được rỡ bỏ dần thì việc phải hình thành các công ty có quy mô lớn để giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí bán hàng rất quan trọng.

Trong khi đó, Việt Nam lại đang dư công suất thép xây dựng nhưng thép kết cấu và thép chế tạo lại thiếu hoàn toàn. Do vậy, nếu hình thành được các tổ hợp thép chế tạo thì đây sẽ là cơ hội thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp luyện kim.

"Chúng tôi nghĩ rằng trong định hướng sắp tới sẽ khuyến khích một số nhà đầu tư hình thành các tổ hợp sản xuất thép lớn thiên về thép kết cấu và thép chế tạo chứ không phải tập trung vào thép xây dựng," ông Hoài nói.

Năm 2015, Việt Nam đã trở thành nước tiêu thụ nhiều thép nhất trong các nước Đông Nam Á. Một số doanh nghiệp trong nước đã vươn lên trong việc áp dụng công nghệ hiện đại, đầu tư có chiều sâu cơ sở sản xuất phôi thép… tạo ra cơ sở quan trọng để ngành thép Việt Nam phát triển.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển ngành thép hiện nay còn nhiều hạn chế cần tập trung giải quyết như: Chất lượng quy hoạch chưa cao, các dự án còn manh mún, chưa có tính hệ thống, chưa gắn liền với nhu cầu đa dạng của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, công tác xây dựng kế hoạch và giám sát thực hiện quy hoạch chưa được triển khai quyết liệt, chưa cân đối được các nguồn lực, dẫn đến việc thực hiện quy hoạch không hiệu quả, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế.

Hiện ngành thép Việt Nam mới chỉ sản xuất được phôi thép xây dựng với công suất 6 triệu tấn là nguyên liệu đầu vào cho ngành cán thép xây dựng. Trong khi, năm 2015, cả nước thiếu hụt tới 15 triệu tấn thép thô. Chính vì thế, nhập siêu thép của Việt Nam đã lên tới 6-7 tỷ USD, ảnh hưởng đến cán cân thương mại và sự ổn định của kinh tế vĩ mô.

Từ thực tế trên, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng mới đây đã giao cho Bộ Công Thương cần khẩn trương rà soát Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phấn phối thép giai đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2025 để điều chỉnh phù hợp nhu cầu thực tế để báo cáo Thủ tướng.

Cũng theo yêu cầu của Phó Thủ tướng, việc quy hoạch cần tính đến các yếu tố ổn định và bên vững, giảm dần sự mất cân đối giữa thép dài và thép dẹt, giữa sản xuất và lưu thông phân phối. Bên cạnh đó cần sử dụng công nghệ tiên tiến, tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, năng lượng của đất nước, bảo vệ môi trường sinh thái, tiến tới từng bước loại bỏ các cơ sở sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu, tiêu hao năng lượng và ô nhiễm môi trường.

Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh việc khuyến khích các thành phần kinh tế, doanh nghệp trong nước đầu tư sản xuất gang, phôi phép, thép thành phẩm, sản xuất thiết bị luyện cán thép đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hạn chế tối đa việc sản xuất các sản phẩm trong nước đã đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng.

>> [Infographics] 12 dự án luyện thép bị loại khỏi quy hoạch

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...