Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng 8 bậc, được định giá 247 tỷ USD

Trong ba năm qua, thứ hạng của Thương hiệu quốc gia Việt Nam (Vietnam Value) liên tục được cải thiện, tăng 8 bậc, hiện đứng thứ 42/100 và nằm trong nhóm thương hiệu mạnh.
Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng 8 bậc, được định giá 247 tỷ USD

Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết Brand Finance (tổ chức tư vấn hàng đầu về định giá thương hiệu quốc gia có trụ sở tại Vương quốc Anh) đánh giá Thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá 247 tỷ USD, tăng 12 tỷ USD (5,4%) so với năm 2018.

Nếu như đầu những năm 2000, thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam chưa được xuất hiện trong bảng xếp hạng của các tổ chức quốc tế thì đến năm 2019, theo bảng xếp hạng của Forbes Việt Nam, tổng giá trị của 50 thương hiệu hàng đầu đạt trên 9,3 tỷ USD, trong đó 50% doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia, như Thaco, Hòa Phát, Vinamilk, Habeco, Vietcombank, Vietnam Airlines, Cadivi, Viglacera, Saigontourist…

Thứ hạng của Thương hiệu quốc gia Việt Nam liên tục được cải thiện nhờ những nỗ lực của Chính phủ về cải cách môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao thành tích xuất nhập khẩu, hỗ trợ thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp và những dự báo tích cực về tăng trưởng GDP.

Trong giai đoạn 2020-2030, Chương trình sẽ tập trung xây dựng và phát triển Thương hiệu Việt Nam gắn với các giá trị tích cực, nổi trội của Thương hiệu sản phẩm với các mục tiêu cụ thể. Phấn đấu có trên 1.000 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Mỗi năm tăng 10% số lượng doanh nghiệp được vào danh sách doanh nghiệp có giá trị thương hiệu cao nhất của các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới. 90% số lượng doanh nghiệp trên cả nước có nhận thức về vai trò của thương hiệu trong sản xuất, kinh doanh, đầu tư. 100% sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam được quảng bá trong nước và tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm.

Cục Xúc tiến thương mại sẽ ký thỏa thuận với Brand Finance về hợp tác trong lĩnh vực thương hiệu nhằm phối hợp triển khai các hoạt động đào tạo, nâng cao nhận thức về thương hiệu và các hoạt động quảng bá, truyền thông về thương hiệu quốc gia Việt Nam cũng như các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam. Đồng thời, hai bên cũng sẽ lên kế hoạch cụ thể để hỗ trợ phát triển thương hiệu các ngành hàng có tiềm năng của Việt Nam như thực phẩm, dệt may, da giày, đồ gỗ…

Thương hiệu quốc gia là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất của Chính phủ về xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia thông qua giới thiệu, quảng bá các thương hiệu sản phẩm uy tín, chất lượng của Việt Nam.

Trong hơn 15 năm qua, Chương trình đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu; tôn vinh các thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp tiêu biểu đại diện cho thương hiệu quốc gia Việt Nam và hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực kinh doanh, phát triển thương hiệu.

Xem thêm

“Mua” thương hiệu quốc gia: Có hay không?

“Mua” thương hiệu quốc gia: Có hay không?

Nhiều thương hiệu có tên tuổi của Việt Nam nhưng lại không lọt vào bảng xếp hạng thương hiệu quốc gia (THQG), đã đạt THQG nhưng sau 2 năm lại bình lại, DN phải đăng ký thì mới được bình chọn..., đó là
Tỷ phú cũng là “thương hiệu quốc gia”

Tỷ phú cũng là “thương hiệu quốc gia”

Ngày nay, khẳng định vị thế của mỗi quốc gia, không chỉ là bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa, mà yếu tố hàng đầu là tiềm lực kinh tế, bao gồm cả hai vế dân giầu, nước mạnh, trong đó có sản nghiệp

Có thể bạn quan tâm

VACOD-HBA xây đắp nhịp cầu kết nối doanh nghiệp Việt - Nga

VACOD-HBA xây đắp nhịp cầu kết nối doanh nghiệp Việt - Nga

Chuyến công tác và những thỏa thuận hợp tác với VACOD-HBA được đối tác Nga, đặc biệt là chính quyền thành phố Saint Petersburg hết sức coi trọng. Những hoạt động của đoàn tại Nga đã gây được ấn tượng sâu đậm với các đối tác Nga...