Thương mại điện tử đang tăng trưởng mạnh

Theo kế hoạch phát triển thương mại điện tử đến năm 2025 của chính phủ, trong 5 năm tới sẽ có khoảng 55% người Việt mua sắm qua kênh online với giá trị mua hàng bình quân 600 USD/người/năm.
Thương mại điện tử đang tăng trưởng mạnh

Trong suốt 10 năm trở lại đây, thương mại điện tử Việt Nam đã có những bước tiến vững chắc và đặc biệt bùng nổ sau thời gian ba tháng thị trường truyền thống gián đoạn do dịch.

Báo cáo do iPrice Insights công bố mới đây cho thấy, lượng truy cập website của Tiki đang đạt 24,5 triệu một tháng, Sendo 27,2 triệu một tháng, Shopee 38 triệu một tháng và Lazada 27 triệu một tháng.

Đồng thời, theo báo cáo của Google, hành vi mua hàng trên các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam đã tăng tới 42% sau dịch. Điều này chứng tỏ người tiêu dùng đã hình thành thói quen và tin cậy vào việc mua hàng trực tuyến qua sàn.

Trước bối cảnh đó, việc xây dựng gian hàng trên các sàn thương mại điện tử trở thành nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của các doanh nghiệp muốn ổn định và tăng trưởng doanh thu, đối phó với tình hình dịch bệnh có thể còn diễn biến phức tạp.

Một số động thái cho thấy, các sàn đang hướng đến việc "nâng niu" khách hàng hơn, nhằm tăng độ trung thành và khả năng chịu chi của họ. Theo đó, tất cả thành viên "bộ tứ" đều tung ra tính năng livestream trên ứng dụng, song song với phát triển cơ sở hạ tầng và cạnh tranh về giao hàng nhanh trong 3 giờ, 2 giờ và thậm chí là 1 giờ.

Theo Shopee, xu hướng mua sắm trực tuyến trong năm 2020 sẽ được tăng cường tính cá nhân hóa, tương tác và xã hội hóa. Dịch vụ khách hàng, các chương trình giữ chân khách hàng và năng lực hậu cần tốt sẽ là 3 yếu tố cốt lõi cho sự phát triển của các công ty thương mại điện tử trong năm nay.

1/2 doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển kênh bán hàng online, đây là mục tiêu đưa ra trong kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025 vừa được Chính phủ phê duyệt. Hà Nội, TP. HCM là hai thành phố chiếm một nửa giá trị giao dịch thương mại điện tử trong xu hướng phát triển mua sắm trực tuyến 5 năm tới. Bên cạnh đó, thương mại điện tử sẽ được thúc đẩy phát triển tại khắp các địa phương trên cả nước.

Chính phủ cũng đặt kế hoạch một nửa doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển kênh bán hàng online (gồm cả mạng xã hội), 40% có các ứng dụng di động, 70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông triển khai hợp đồng điện tử với người tiêu dùng...

Doanh số thương mại điện tử của mô hình thương mại điện tử doanh nghiệp - người tiêu dùng (B2C) (tính cho cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trực tuyến) tăng 25%/năm, đạt 35 tỷ USD, chiếm 10% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Đối với doanh nghiệp, mục tiêu 80% website thương mại điện tử có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến; 50% doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, bao gồm mạng xã hội có chức năng sàn giao dịch thương mại điện tử; 40% doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại điện tử trên các ứng dụng di động; 70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông triển khai hợp đồng điện tử với người tiêu dùng.

Chính phủ cũng sẽ thúc đẩy hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển thương mại điện tử trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Chẳng hạn nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động thương mại điện tử, chống các hành vi gian lận thương mại, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại điện tử; xây dựng thị trường và nâng cao lòng tin người tiêu dùng trong thương mại điện tử…

Xem thêm

5 vấn đề cần giải quyết trong kinh doanh thương mại điện tử

5 vấn đề cần giải quyết trong kinh doanh thương mại điện tử

Trong báo cáo "Đánh giá tác động sơ bộ một số nội dung đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về thương mại điện tử", Bộ Công Thương cho rằng, cần xử lý 5 vấn đề tổng thể.

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...