Thời đại dịch Covid-19, giao dịch qua thương mại điện tử tăng 30%

Việc sử dụng thiết bị điện thoại thông minh đã phổ biến, nên bán hàng dựa trên nền tảng ứng dụng thương mại điện tử sẽ là xu hướng tất yếu.
Thời đại dịch Covid-19, giao dịch qua thương mại điện tử tăng 30%

Thương mại điện tử sẽ là giải pháp giúp kết nối nhà sản xuất, nhà phân phối và các cửa hàng bán lẻ truyền thống. Việc kết nối "các nhà" thông qua thương mại điện tử cũng sẽ giúp các doanh nghiệp bán lẻ truyền thống có sức cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài.

Có thể thấy, sự xuất hiện của phương thức bán hàng qua mạng thông qua các trang web và sàn giao dịch điện tử… đã mang lại cho người tiêu dùng nhiều tiện ích mới, doanh số bán hàng theo hình thức thương mại điện tử ngày càng tăng cao.

Việc mua sắm trực tuyến còn giúp khách hàng hạn chế đến những nơi đông đúc nhưng vẫn mua được những mặt hàng ưa thích khi dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp.

Theo báo cáo sơ bộ từ một số siêu thị trên địa bàn Thủ đô trong những ngày diễn biến dịch bệnh Covid-19, tỷ lệ giao dịch hàng hóa qua thương mại điện tử tăng từ 25%-30% và tập trung ở một số nhóm hàng thiết yếu như thức ăn nhanh, mỳ ăn liền, sữa, bánh phở hay thực phẩm chế biến như: thịt nguội, giò....

Đặc biệt, nhóm hàng do các siêu thị tự làm hoặc đặt hàng nhà cung cấp sản xuất cũng được mua với số lượng tăng cao hơn bình thường từ 5%-7% do giá cả rẻ hơn so với sản phẩm cùng loại, nhất là trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng “chắt bóp” chi tiêu để phòng dịch.

Bình quân giá trị các hóa đơn mua hàng cũng tăng từ 50%-70% tùy từng siêu thị, do khách hàng có tâm lý tích trữ sẵn cho nhiều ngày thay vì ngày nào cũng đi chợ như trước đây. Phương thức thanh toán cho các giao dịch thương mại điện tử cũng ngày càng linh hoạt hơn tạo sự thuận tiện và gia tăng niềm tin tưởng đối với khách hàng.

Mặc dù dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh doanh nhưng nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng đây là cơ hội để doanh nghiệp, tiểu thương ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh theo hướng thương mại điện tử để vượt qua thách thức. Trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, chắc chắn thương mại điện tử sẽ ngày càng phát triển và dần thay thế các hình thức mua bán trực tiếp.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...